Các bản dịch của bài viết
Full Description
Chuyên Đề Các Hadith Nói Về Tháng Của Allah – Muharram
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Sheikh Abdullah bin Salih Al-Fawzan
Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa
2012 - 1433
رسالة في أحاديث شهر الله المحرم
« باللغة الفيتنامية »
الشيخ عبد الله بن صالح الفوزان
ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
2012 - 1433
Mục lục
Chủ đề Trang
1 - Bài học trải nghiệm qua các ngày và các năm 4
2 - Nên hạn chế niềm hy vọng ở cõi trần 8
3 - Ân phúc của tháng thiêng liêng Muharram – tháng của Allah 12
4 - Ngày A'shu-ra trong lịch. 17
5 - Khuyến khích nhịn chay ngày A'shu-ra 20
6 - Ý nghĩa nhịn chay ngày A'shu-ra 24
7 - Khuyến khích nhịn chay ngày mồng chín cùng với ngày mồng mươi – A'shu-ra 28
Bài Học Trải Nghiệm Qua Các Ngày Và Các Năm
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿ إِنَّ فِي خَلۡقِ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ وَٱخۡتِلَٰفِ ٱلَّيۡلِ وَٱلنَّهَارِ لَأٓيَٰتٖ لِّأُوْلِي ٱلۡأَلۡبَٰبِ ١٩٠ ﴾ [سورة آل عمران: 190]
{Quả thật, trong sự tạo hóa các tầng trời và trái đất và sự luân chuyển ngày đêm là những dấu hiệu (nhận biết Allah) cho những người hiểu biết.} (Chương 3 – Ali – 'Imran, câu 190).
﴿ إِنَّ فِي ٱخۡتِلَٰفِ ٱلَّيۡلِ وَٱلنَّهَارِ وَمَا خَلَقَ ٱللَّهُ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ لَأٓيَٰتٖ لِّقَوۡمٖ يَتَّقُونَ ٦ ﴾ يونس: 6
{Quả thật, trong sự luân chuyển ngày đêm và những gì được Allah tạo hóa trong các tầng trời và trái đất là những dấu hiệu (nhận biết Allah) cho những người biết kính sợ (Allah).} (Chương 10 – Yunus, câu 6).
﴿ يُقَلِّبُ ٱللَّهُ ٱلَّيۡلَ وَٱلنَّهَارَۚ إِنَّ فِي ذَٰلِكَ لَعِبۡرَةٗ لِّأُوْلِي ٱلۡأَبۡصَٰرِ ٤٤ ﴾ [سورة نور: 44]
{Allah lật trở ban đêm và ban ngày nối tiếp nhau. Quả thật trong sự việc đó là một bài học cho những người có cái nhìn thấu đáo và thông suốt.} (Chương 24 – Annur, câu 44).
Trong các lời Kinh thiêng liêng trên, Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc đã thông tin về những dấu hiệu của vũ trụ cho thấy quyền năng và kiến thức hoàn hảo của Ngài, cho thấy sự thông thái cũng như tấm lòng nhân từ vô bờ của Ngài, từ việc luân chuyển ngày đêm trong sự đan xen, nối tiếp nhau, và có độ dài ngắn khác biệt, cho đến việc tạo ra khí hậu nóng, lạnh và ấm cùng với những hiện tượng của vũ trụ đều là những yếu tố cải thiện vĩ đại cho tất những gì trên trái đất. Và tất cả những sự việc đó đều đến từ hồng ân, phúc lành và lòng thương xót của Allah, Đấng Tối Cao và Quyền Năng, Đấng mà không ai có thể ý thức được Ngài ngoại trừ những ai có trí óc khôn ngoan và lành mạnh, có cái nhìn thấu suốt. Chỉ có những người có trí óc sáng suốt biết suy ngẫm mới ý thức được ý nghĩa của Allah trong việc táo hóa ngày đêm, mặt trời, mặt trăng, .., và mới ý thức được giá trị của việc nối tiếp nhau của ngày đêm và năm tháng.
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc tạo ra ban ngày và ban đêm để làm kho chứa cho các việc làm, làm thước đo thời gian, và để phân đoạn cho tuổi đời. Sự thay phiên nhau của ngày và đêm, ngày qua ngày, đêm qua đêm để thúc đẩy con người phấn đấu đến điều thiện tốt, làm cho họ tích cực trong việc phụng mệnh và tuân lệnh Allah, bởi người nào mất ban đêm thì còn ban ngày và mất ban ngày thì còn ban đêm, cứ như thế, con người có thể còn cơ hội phụng mệnh nếu như có lòng mong muốn. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَهُوَ ٱلَّذِي جَعَلَ ٱلَّيۡلَ وَٱلنَّهَارَ خِلۡفَةٗ لِّمَنۡ أَرَادَ أَن يَذَّكَّرَ أَوۡ أَرَادَ شُكُورٗا ٦٢﴾ [سورة الفرقان: 62]
{Và Ngài (Allah) là Đấng đã làm ra ban đêm và ban ngày nối đuôi nhau luân chuyển để cho ai muốn tụng niệm (Allah) và tạ ơn Ngài.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 62).
Và người có đức tin nên lấy việc ngày đêm nối đuôi nhau trôi đi làm bài học cho bản thân, bởi quả thật ban đêm và ban ngày sẽ luân phiên thay nhau thành những ngày đêm mới, mỗi cái sẽ luân phiên nhau làm gần lại khoảng cách thời gian, mỗi cái sẽ luân phiên nhau rút ngắn lại những tuổi đời, mỗi cái sẽ luân phiên nhau làm già nua tuổi trẻ, và mỗi cái sẽ luân phiên nhau hủy diệt người già, và mỗi lần con người đi qua được một ngày là mỗi lần y sắp rời xa trần thế để đến gần với cuộc sống Đời Sau.
Và thề bởi Allah, quả thật điều hạnh phúc của một người là y biết kiểm điểm bản thân của y, biết nghĩ đến tuổi đời của y mà tận dụng nó làm những điều thiện tốt mang lại lợi ích cho y trên thế gian này và ở Đời Sau. Còn người nào không bận tâm gì đến bản thân, chỉ biết lãng phí thời gian trong những việc tội lỗi, những việc mang lại sự khổ hạnh cho y ở cuộc sống Đời Sau thì đó là một điều đáng hối tiếc, cầu xin Allah phù hộ và che chở tránh khỏi sự lơ là và sao lãng.
Và khi chúng ta đang trong những ngày hôm nay có nghĩa là chúng ta đã chia tay với năm vừa qua đi và đang đón chờ một năm mới sắp tới. Do đó, chúng ta phải nên kiểm điểm lại bản thân mình, ai đã lơ là và sao lãng một điều gì đó từ những nghĩa vụ và bổn phận của mình với Allah thì hãy mau mau sám hối với Ngài, hãy mau mau làm bù lại những gì đã mất, nếu y đã làm điều bất công với chính bản thân y trong việc đã phạm những điều mà Allah và Thiên sứ của Ngài nghiêm cấm thì y hãy nên dừng lại trước khi mãn hạn tuổi đời của y, còn ai được Allah ban hồng ân cho y trong việc dẫn dắt y bước đi ngay chính trên con đường của Ngài thì hãy luôn tán dương và ca ngợi Ngài thật nhiều về điều đó và hãy cầu xin Ngài củng cố và làm vững chắc những bước chân ngay chính của mình cho đến khi vĩnh biệt cõi đời này.
Và sự kiểm điểm lại bản thân mình không phải chỉ được yêu cầu đối với các ngày mà nó được yêu cầu ở mọi thời khắc, từng phút từng giây. Bởi thế, người nào luôn biết kiểm điểm bản thân mình để điều chỉnh lại nó cho ngay chính thì mọi việc làm của y sẽ được cải thiện tốt đẹp, còn người nào lơ là điều đó thì cuộc đời của y và việc làm của y trở nên tồi tệ và xấu xa.
Và một trong những điều đáng tiếc là rất nhiều người đã không biết trân trọng thời gian, khi đầu năm mới thì họ thường nỗ lực phấn đấu để cải thiện bản thân mình nhưng rồi sau đó, ngày qua ngày, tháng qua tháng, mọi việc trở lại như cũ không có gì thay đổi, họ chẳng làm thêm được những điều thiện tốt và cũng chưa sám hối về những việc làm tội lỗi. Và đó là dấu hiệu của sự tồi tề và thua thiệt.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy kết thúc tuổi đời của chúng con bởi những việc làm ngoan đạo và thiện tốt, xin Ngài hãy ban cho chúng con luôn sống tốt đẹp trong tuổi đời của chúng con, xin Ngài hãy để ngày mà chúng con quay về gặp Ngài là ngày tốt đẹp nhất của chúng con.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy ban sự cao quý cho những người Muslim trong việc tuân lệnh và phụng mệnh Ngài, và xin Ngài đừng hạ thấp họ xuống với những việc làm tội lỗi và nghịch lệnh Ngài.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài làm cho năm này và năm tới đây của chúng con là năm an lành, thắng lợi và vinh quang cho tôn giáo Islam và tín đồ Muslim, xin Ngài hãy hoàn thiện ân huệ của Ngài cho chúng con và xin hãy ban cho chúng con thiên lộc tốt lành từ nơi Ngài.
Cầu Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, Muhammad e ...
d f
Nên hạn chế niềm hy vọng ở cõi trần
Ông Ibnu Umar t nói: Thiên sứ của Allah e đặt tay lên vai tôi và bảo:
« كُنْ فِى الدُّنْيَا كَأَنَّكَ غَرِيبٌ ، أَوْ عَابِرُ سَبِيلٍ » رواه البخاري.
“Cậu hãy sống trên đời này như thể là người xa lạ hoặc như thể là một lữ khách qua đường" (Albukhari).
Ibnu Umar t đã từng nói:
« إِذَا أَمْسَيْتَ فَلاَ تَنْتَظِرِ الصَّبَاحَ ، وَإِذَا أَصْبَحْتَ فَلاَ تَنْتَظِرِ الْمَسَاءَ ، وَخُذْ مِنْ صِحَّتِكَ لِمَرَضِكَ ، وَمِنْ حَيَاتِكَ لِمَوْتِكَ » رواه البخاري : 6416.
“Khi ngươi đang ở buổi chiều thì đừng chờ đợi đến sáng hôm sau và khi ngươi đang ở buổi sáng thì đừng chờ đợi đến chiều, hãy tận dụng sức khỏe của ngươi cho lúc bệnh hoạn và hãy tận dụng cuộc sống của ngươi cho cái chết của ngươi." (Albukhari: 6416).
Hadith trên là bằng chứng cho thấy con người chúng ta phải nên biết tận dụng thời gian và nên hạn chế những mong muốn của cõi trần, hãy nên sám hối và giành nhiều thời gian hơn nữa cho việc chuẩn bị hành trang đến với cõi chết. Và đây là Hadith với lời nói thật sâu sắc và ý nghĩa về sự tưởng nhớ đến cuộc sống Đời Sau không nên quá bận tâm đến cõi trần. Bởi lẽ, cõi trần gian chỉ là một sự thoáng qua, cho dù tuổi đời của một người có sống lâu dài trên cõi trần như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là một nơi để đi qua chứ không phải là cõi trường tồn mãi mãi. Mỗi linh hồn đều phải nếm cái chết, đó là sự thật không thể chối cãi, là điều mà chúng ta chứng kiến mỗi ngày và mỗi đêm, là điều mà chúng ta cảm nhận được nó từng phút từng giây. Và nếu con người không thể biết bao giờ sẽ chấm dứt tuổi đời của mình trong khi cái chết là điều chắc chắn xảy đến với y thì chẳng phải y nên chuẩn bị tinh thần và hành trang cho cuộc ra đi? Chẳng phải y nên coi mình sống trên đời này như thể là người khách đi đường?
Do đó, con người sống trên cõi trần này chỉ là người khách qua đường, y chẳng cò gì liên can đến nơi đó, y chớ lấy nơi đó làm quê hương, chớ mong muốn được cư ngụ mãi ở nơi đó, y hãy sống nơi đó như là một vị khách rồi sẽ phải ra đi. Y phải luôn hiểu rõ rằng, dù cuộc sống cõi trần này có đầy đủ và vui tươi đến dường nào thì đó cũng chỉ là nơi đất khách xa lạ chứ không phải là nơi ở thật sự của y, y không nên quá bận rộn với cuộc sống tạm bợ đó mà y phải luôn nghĩ cho ngôi nhà đời đời của y ở Đời Sau. Đó mới đúng là ý nghĩa và mục đích của con người trên thế gian này.
Quả thật, vị Sahabah đáng kính, Abdullah bin Umar t đã ý thức sâu sắc được lời khuyên bảo của Thiên sứ e nên đã rút ra được ba bài học ý nghĩa sau:
Thứ nhất: “Khi ngươi đang ở buổi chiều thì đừng chờ đợi đến sáng hôm sau và khi ngươi đang ở buổi sáng thì đừng chờ đợi đến chiều" có nghĩa là muốn khuyên mỗi tín đồ có đức tin đừng quá mong mỏi và tham vọng những gì ở cuộc sống trần gian này, y chỉ nên nhìn giờ khắc hiện tại chớ đợi chờ giờ khắc của tương lai, đang ở buổi chiều thì đừng nghĩ rằng mình sẽ sống đến sáng mai còn đang ở buổi sáng thì đừng nghĩ rằng mình sẽ sống đến chiều nay.
Bài học thứ ba: “hãy tận dụng sức khỏe của ngươi cho lúc bệnh hoạn" nghĩa là người có đức tin phải nên biết tận dùng thời gian mà y đang có sức khỏe lành mạnh, đang còn trẻ dồi dạo sức lực để làm nhiều điều thiện tốt và ngoan đạo trước khi y không may ngã bệnh và già yếu không thể nhịn chay, không thể đứng dâng lễ nguyện Salah, không thể làm những việc làm thiện tốt và ngoan đạo khác. Mỗi tín đồ có đức tin phải nên phụng mệnh và tuân lệnh Allah trước khi y bệnh tật và già yếu.
Bài học thứ ba: “hãy tận dụng cuộc sống của ngươi cho cái chết của ngươi" nghĩa là người tín đồ phải nên tận dụng tuổi đời y còn sống trên thế gian này để tích nhiều lương thực và tài sản, và nguồn tài sản và lương thực quí giá nhất đó là lòng Kính sợ Allah. Do đó, hãy luôn kính sợ Allah trong suốt thời gian trước khi đối mặt với cái chết, đừng lơ là và hời hợt tới khi cái chết đã đến mà chẳng gặt hái được gì cho Đời Sau.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« نِعْمَتَانِ مَغْبُونٌ فِيهِمَا كَثِيرٌ مِنَ النَّاسِ ، الصِّحَّةُ وَالْفَرَاغُ » أخرجه البخاري (6412) .
“Hai ân huệ mà đa số nhân loại ít quan tâm, đó là sức khỏe và thời gian rảnh rỗi" (Albukhari: 6412).
Ông Ibnu Abbas t cũng thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã từng cho lời khuyên một người, nói:
« اغْتَنِمْ خَمْسًا قَبْلَ خَمْسٍ : شَبَابَكَ قَبْلَ هَرَمِكَ ، وَصِحَّتَكَ قَبْلَ سَقَمِكَ ، وَغِنَاكَ قَبْلَ فَقْرِكَ ، وَفَرَاغَكَ قَبْلَ شُغْلِكَ ، وَحَيَاتَكَ قَبْلَ مَوْتِكَ » أخرجه الحاكم وصححه
“Hãy tận dụng năm điều trước năm điều: Tuổi trẻ trước khi già yếu, khỏe mạnh trước khi bệnh tật, giàu có trước khi nghèo hèn, rảnh rỗi trước khi bận rộn, và còn sống trước khi chết." (Hadith do Alhakim ghi lại trong Almustadriq (4/306), được xác nhận là chính xác theo các điều kiện của Albukhari và Muslim).
Như vậy, chúng ta hãy đón chào năm mới bằng cách tận dụng các thời gian của nó trong sự nỗ lực tích nhiều công đức và ân phước trước khi nó đi qua, hoặc trước khi chúng ta bị bệnh, bị bận rộn hoặc chết.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài thức tỉnh chúng con trong lúc chúng con vẫn còn tuổi thọ, xin Ngài phù hộ và soi sáng chúng con trên con đường tích lũy điều thiện tốt và ân phước.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài đánh thức trái tim của chúng con khỏi giấc mộng khao khát và tham vọng công danh, tiền tài và lợi lộc của trần gian, xin Ngài hãy nhắc nhở chúng con luôn nhớ về cuộc hành trình đến cõi vĩnh hằng của Đời Sau, xin Ngài hãy làm vững chắc đức tin Iman trong trái tim của chúng con, xin Ngài hãy ban sự thành công trong các việc làm ngoan đạo của chúng con, xin hãy tha thứ tội lỗi cho chúng con, cho cha mẹ của chúng con, và cho tất cả những tín đồ Muslim.
Cầu Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, Muhammad e ...
d f
Ân phúc của tháng Muharram – tháng của Allah
Ông Abu Huroiroh t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« أَفْضَلُ الصِّيَامِ بَعْدَ رَمَضَانَ شَهْرُ اللهِ الْمُحَرَّمُ وَأَفْضَلُ الصَّلاَةِ بَعْدَ الْفَرِيضَةِ صَلاَةُ اللَّيْلِ » رواه مسلم (1163).
“Nhịn chay tốt nhất sau tháng Ramadan là nhịn chay trong tháng của Allah, Muharram, và lễ nguyện Salah tốt nhất sau lễ nguyện Salah bắt buộc là lễ nguyện Salah vào ban đêm" (Muslim: 1163).
Hadith này là bằng chứng nói về ân phúc của việc nhịn chay tháng Muharram, rằng nhịn chay tháng này mang lại nhiều ân phước nhất chỉ sau nhịn chay tháng Ramadan mà thôi, và ân phước của nhịn chay tháng này là ân phước được nhân thêm bởi thời điểm thiêng liêng cũng như bởi ân phước vĩ đại của việc nhịn chay, vì nhịn chay là hình thức hành đạo trong các hình hành đạo tốt nhất đối với Allah, Đấng Tối Cao và Ân phúc.
Tháng Muharram là tháng của Allah, tháng đầu tiên của năm theo niên lịch Hijri như đã được thống nhất quan điểm trong thời Kalif của Umar bin Khattab t. Và nó là một trong các tháng linh thiêng được Allah đề cập trong Kinh sách của Ngài, Ngài phán:
﴿إِنَّ عِدَّةَ ٱلشُّهُورِ عِندَ ٱللَّهِ ٱثۡنَا عَشَرَ شَهۡرٗا فِي كِتَٰبِ ٱللَّهِ يَوۡمَ خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ مِنۡهَآ أَرۡبَعَةٌ حُرُمٞۚ ذَٰلِكَ ٱلدِّينُ ٱلۡقَيِّمُۚ فَلَا تَظۡلِمُواْ فِيهِنَّ أَنفُسَكُمۡۚ ﴾ [سورة التوبة: 36]
{Quả thật, số tháng (trong một năm) mà Allah đã qui định trong sổ sách của Ngài kể từ ngày tạo thiên lập địa là mười hai tháng, trong đó có bốn tháng linh thiêng. Đó là tôn giáo đúng đắn. Do đó, các ngươi chớ đừng bất công với bản thân các ngươi trong những tháng đó (chớ phạm điều cấm kỵ trong những tháng đó).}. (Chương 9 – Attawbah, câu 36).
Một Hadith theo lời thuật của Abu Bakrah t rằng Nabi Muhammad e có di huấn:
« السَّنَةُ اثْنَا عَشَرَ شَهْرًا ، مِنْهَا أَرْبَعَةٌ حُرُمٌ ، ثَلاَثَةٌ مُتَوَالِيَاتٌ ذُو الْقَعْدَةِ وَذُو الْحِجَّةِ وَالْمُحَرَّمُ ، وَرَجَبُ مُضَرَ الَّذِى بَيْنَ جُمَادَى وَشَعْبَانَ » (رواه البخاري (4662)، ومسلم (1679))
“Một năm có mười hai tháng, trong đó có bốn tháng cấm kỵ linh thiêng, đó là ba tháng nối tiếp nhau Zhul-Qa'dah, Zhul-Hijjah, Al-Muharram, và tháng Rajab nằm giữa tháng Juma-da và tháng Sha'ban." (Albukhari: Hadith (4662), Muslim: Hadith (1679)).
Quả thật, Allah, Đấng Tối Cao và Ân phúc đã gọi tháng này là tháng của Ngài chỉ muốn đề cao giá trị thiêng liêng của nó được Ngài qui định và ban cho, bởi lẽ Allah, Đấng Tối Cao và Ân phúc sẽ không gắn một cái gì đó cho Ngài trừ phi nó mang ý nghĩa giống như ngôi nhà của Allah và Thiên sứ của Ngài. Ngài gọi tháng đó là tháng Muharram có nghĩa là tháng cấm kỵ nhằm mục đích nhấn mạnh những điều bị cấm kỵ trong tháng đó, bởi theo truyền thống của người Ả rập, họ thường luân phiên thay đổi xen kẽ, một năm cấm kỵ và một cho phép tự do hành sự.
Allah bảo: ﴿ فَلَا تَظۡلِمُواْ فِيهِنَّ أَنفُسَكُمۡۚ﴾ { Do đó, các ngươi chớ đừng bất công với bản thân các ngươi trong những tháng đó (chớ phạm điều cấm kỵ trong những tháng đó).} tức trong các tháng linh thiêng này các ngươi đừng làm những điều tội lỗi bởi tội lỗi và những điều bị cấm trong những tháng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở những tháng khác. Ông Qata-dah t nói: “Quả thật, hành vi sai quấy trong các tháng linh thiêng sẽ nghiêm trọng và mang tội lớn hơn hành vi sai quấy trong những tháng khác, và dĩ nhiên hành vi sai quấy đều là tội lỗi nghiêm trọng trong tất cả mọi lúc, tuy nhiên Allah có quyền làm tăng sự nghiêm trọng của nó theo ý Ngài" (Tafseer Ibnu Kathir quyển 4 trang 89, 90).
Và Allah đã tạo ra các tháng theo chu kỳ của mặt trăng (âm lịch) này làm thước đo thời gian cho nhân loại bởi, bởi tất cả các tháng đó có những dấu hiệu (trăng lưỡi liềm) mà mọi người có thể quan sát thấy ở đầu và cuối tháng. Tuy nhiên, thật đáng tiếc rằng đa số người Muslim đã từ bỏ lịch Hijri của Islam mà thích dùng đến lịch của người Thiên Chúa (Tây lịch) để tính các tháng, điều mà không được Islam qui định cũng như không được cảm nhận bằng các giác quan.
Và đây là bằng chứng nói lên sự yếu đuối, thất bại và lệ thuộc vào những người không phải là tín đồ Islam: người Muslim và mọi vụ việc của họ đều bị trói buộc bởi lịch của Thiên Chúa giáo, đưa họ trở nên cách xa với lịch Islam của riêng họ, một thứ lịch gắn liền với vị Thiên sứ của họ, với biểu hiệu tôn giáo của họ và sự thờ phượng của họ([1]). Cầu xin Allah phù hộ và soi sáng!!!
Và Hadith nói về nhịn chay tình nguyện tốt nhất sau Ramadan là nhịn chay vào tháng của Allah – Muharram. Theo cách hiểu lời lẽ của Hadith thì cho thấy ý của Hadith nói rằng sau tháng Ramadan, tháng tốt nhất cho việc nhịn chay tình nguyện đó là tháng Muharram, còn đối với ngày tốt nhất cho việc nhịn chay tình nguyện thì có thể là một ngày khác tốt hơn như nhịn chay ngày Arafah, nhịn chay sáu ngày của tháng Shawwal.
Theo lời của Hadith được nói thì nhịn chay nguyên tháng Muharram là điều tốt nhất, nhưng một số học giả lại nói tốt nhất là chỉ nhịn chay nhiều hơn trong tháng này chứ không nên nhịn chay nguyên tháng, bởi theo lời của bà A'ishah i:
«... مَا رَأَيْتُ رَسُولَ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- اسْتَكْمَلَ صِيَامَ شَهْرٍ قَطُّ إِلاَّ رَمَضَانَ وَمَا رَأَيْتُهُ فِى شَهْرٍ أَكْثَرَ مِنْهُ صِيَامًا فِى شَعْبَانَ » رواه مسلم : 1156.
“... Tôi chưa bao giờ thấy Thiên sứ của Allah e nhịn chay nguyên tháng ngoại trừ tháng Ramadan, và tôi cũng chưa bao giờ thấy Người nhịn chay tháng nào nhiều hơn tháng Sha'ban cả" (Muslim:1156).
Lạy Thượng Đế, xin Ngài thức tỉnh chúng con từ giấc ngủ quên lãng, xin Ngài hãy phù hộ chúng con trong việc chuẩn bị hành trang trước cuộc hành trình từ giã, xin Ngài hãy cho chúng con biết tận dụng thời gian cho mục đích tốt đẹp, xin Ngài phù hộ chúng con trên những việc làm thiện tốt và từ bỏ những việc làm tội lỗi và trái đạo.
Cầu Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, Muhammad e.
d f
Ngày A'shu-ra trong lịch
Bà A'ishah i nói:
« كَانَ يَوْمُ عَاشُورَاءَ تَصُومُهُ قُرَيْشٌ فِى الْجَاهِلِيَّةِ ، وَكَانَ رَسُولُ اللهِ - صلى الله عليه وسلم - يَصُومُهُ ، فَلَمَّا قَدِمَ الْمَدِينَةَ صَامَهُ ، وَأَمَرَ بِصِيَامِهِ ، فَلَمَّا فُرِضَ رَمَضَانُ تَرَكَ يَوْمَ عَاشُورَاءَ ، فَمَنْ شَاءَ صَامَهُ ، وَمَنْ شَاءَ تَرَكَهُ » رواه البخاري: 2022 ومسلم: 1125 .
“Trong thời Jahiliyah (thời tiền Islam) những người Quraish thường nhịn chay vào ngày A'shu-ra, và Thiên sứ của Allah cũng từng nhịn chay vào ngày đó. Và khi Người đến Madinah, Người vẫn duy trì việc nhịn chay này và ra lệnh cho mọi người nhịn chay, nhưng khi Ramadan được sắc lệnh ban hành thì Người đã bỏ ngày A'shu-ra. Do đó, người nào muốn thì nhịn chay và ai muốn bỏ thì bỏ tùy thích." (Albukhari: 2022, Muslim: 1125).
Hadith này là bằng chứng cho thấy, thật ra những người ở thời trước Islam (thời Jahiliyah: thời ngu muội) đã từng biết đến ngày A'shu-ra, nó là ngày mà ai cũng biết trong thời của họ, họ đã nhịn chay vào ngày đó và Nabi e cũng nhịn chay như họ, và việc nhịn chay này vẫn tiếp tục cho đến lúc trước Hijrah (cuộc dời cư đến Madinah của Nabi e) nhưng Người không ra lệnh cho mọi người nhịn chay. Điều này chứng tỏ ngày A'shu-ra là ngày hết sức linh thiêng và mang ý nghĩa trọng đại đối với người Ả rập thời Jahiliyah trước khi Nabi Muhammad e nhận lãnh Sứ mang Thiên sứ.
Và ngày đó cũng là ngày mà họ thường phủ tấm màn cho ngôi đền thiêng Ka'bah như lời của A'ishah i: “Họ thường nhịn chay vào ngày A'shu-ra trước khi Ramadan được ban hành, và đó là ngày mà ngôi đền Ka'bah được phủ lên tấm màn ..." (Albukhari: 1952).
Học giả Al-Qurtubi nói: “Hadith của A'ishah i cho thấy rằng đích thực việc nhịn chay vào ngày này là điều được qui định thành lệ, và có lẽ họ nhịn chay noi gương theo giáo luật của Nabi Ibrahim u và Nabi Ismael u, bởi quả thật họ đã noi gương theo hai vị đó rất nhiều như họ đã noi gương theo họ về cung cách thực hiện hành hương Hajj ..." (Almufham quyển 3 trang 190).
Và dựa theo tất cả các nguồn bằng chứng nói về nhịn chay ngày A'shu-ra, giới học giả đã rút ra một kết luận đúng đắn nhất trong các kết luật rằng nhịn chay ngày A'shu-ra là điều Wajib (bắt buộc) vào thời gian đầu sau khi Nabi e dời cư Hijrah đến Madinah([2]), bởi dựa theo bằng chứng là Người đã ra lệnh cho mọi người nhịn chay ngày đó, như theo lời thuật của Salmah bin Al-Akwa' t: “Nabi e đã ra lệnh cho một người loan báo với mọi người rằng: Ai đã ăn ngày hôm này thì hãy nhịn chay vào phần còn lại của ngày, còn người nào chưa ăn thì hãy nhịn chay, bởi quả thật ngày hôm này là ngày A'shu-ra" (Albukhari: 2007, Muslim: 1135).
Nhưng khi Ramadan được ban hành vào năm thứ hai kể từ sau cuộc dời cư Hijrah thì luật qui định nhịn chay bắt buộc vào ngày A'shu-ra đã bị xóa bỏ, mà đổi lại là chỉ mang tính khuyến khích cho những ai tình nguyện. Và mệnh lệnh bắt buộc nhịn chay ngày A'shu-ra với lệnh ban hành Ramadan đều được diễn ra trong cùng một năm đó là năm thứ hai sau Hijah, lệnh buộc nhịn chay ngày A'shu-ra là vào đầu năm còn Ramadan được ban hành vào giữa năm. Sau đó, vào cuối đời của Nabi e tức vào năm thứ mười sau Hijrah thì việc nhịn chay ngày A'shu-ra không còn là nhịn chay một ngày đơn lẻ nữa, thay vào đó là nhịn chay thêm một ngày trước đó tức nhịn chay thêm ngày mồng chín – như sẽ được trình bày rõ một lát nữa đây Insha-Allah – và đây là hình thức mà Nabi muốn thực hiện khác biệt với người dân Kinh sách trong cung cách nhịn chay của họ.
Lạy Thượng Đế, ôi Đấng mà những điều tội lỗi không làm hại được Ngài và những điều ngoan đạo cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho Ngài! Xin Ngài hãy thức tỉnh chúng con biết quay đầu sám hối và trở về bên Ngài, xin Ngài hãy đánh thức chúng con từ giấc ngủ sao lãng, xin hãy phù hộ chúng con biết tận dụng thời gian.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy khiến chúng con thành những người biết tin tưởng và phó thác cho Ngài, ai cầu xin sự chỉ đạo của Ngài xin Ngài hãy hướng dẫn người đó, và ai cầu xin Ngài giúp đỡ thì xin Ngài hãy phụ hộ cho người đó, xin Ngài hãy thương xót với tất cả bề tôi của Ngài.
Cầu Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, Muhammad e!
Khuyến khích nhịn chay ngày A'shu-ra
Ông Abu Qata-dah t thuật lại, rằng có người đã hỏi Thiến sứ của Allah e về nhịn chay ngày A'shu-ra thì Người nói:
« ... وَصِيَامُ يَوْمِ عَاشُورَاءَ أَحْتَسِبُ عَلَى اللهِ أَنْ يُكَفِّرَ السَّنَةَ الَّتِى قَبْلَهُ » مسلم برقم (1162).
“... Và nhịn chay ngày A'shu-ra, Ta tin rằng Allah sẽ bôi xóa tội lỗi của năm vừa qua và năm sắp tới" (Muslim: 1162).
Hadith này là bằng chứng nói về ân phước của việc nhịn chay ngày A'shu-ra, và đó là ngày mồng mười của tháng Muharram – tháng của Allah, và đây là quan điểm đúng nhất trong các quan điểm và là quan điểm được biết đến nhiều nhất trong giới học giả Islam.
Ông Ibnu Abbas t, khi được hỏi về nhịn chay ngày A'shu-ra thì ông nói: “Tôi chưa từng biết rằng Thiên sứ của Allah nhịn chay một ngày nào đó trong các ngày để tìm ân phước ngoài ngày này cả, và không có tháng nào ngoài tháng này cả tức tháng Ramadan" (Albukhari: 2006, Muslim: 1132).
Do đó, mỗi tín đồ Muslim nên nhịn chay ngày này, và nên thôi thúc gia đình, con cái và người thân nhịn chay, hãy nên tận dụng cơ hội ân phúc hiếm có cũng như hãy nên noi gương của Nabi e.
Ông Jabir bin Samrah t nói: “Thiên sứ của Allah đã từng ra lệnh bảo chúng tôi nhịn chay ngày A'shu-ra, Người khuyến khích chúng tôi thực hiện nó và hứa hẹn với chúng tôi về ân phước của nó ..." (Muslim: 1128).
Và nhịn chay là một việc trong những việc làm mang lại ân phước nhất nơi Allah, Đấng Tối Cao và Ân phúc. Và lợi ích của việc nhịn chay tình nguyện là người tín đồ sẽ gặt hái thêm nhiều ân phước và công đức, ngoài ra nó còn là những bù đắp vào những thiếu sót cho những nhịn chay bắt buộc. Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi e về lễ nguyện Salah, Người nói:
« إِنَّ أَوَّلَ مَا يُحَاسَبُ بِهِ الْعَبْدُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ مِنْ عَمَلِهِ صَلاَتُهُ فَإِنْ صَلُحَتْ فَقَدْ أَفْلَحَ وَأَنْجَحَ وَإِنْ فَسَدَتْ فَقَدْ خَابَ وَخَسِرَ فَإِنِ انْتَقَصَ مِنْ فَرِيضَتِهِ شَىْءٌ قَالَ الرَّبُّ عَزَّ وَجَلَّ انْظُرُوا هَلْ لِعَبْدِى مِنْ تَطَوُّعٍ فَيُكَمَّلَ بِهَا مَا انْتَقَصَ مِنَ الْفَرِيضَةِ ثُمَّ يَكُونُ سَائِرُ عَمَلِهِ عَلَى ذَلِكَ » رواه الترمذي بتمامه (413)
“Quả thật, việc làm đầu tiên của người bề tôi được mang ra xét xử vào Ngày Phán xét cuối cùng là việc dâng lễ nguyện Salah của y, nếu nó được hoàn thành một cách tốt đẹp thì y sẽ thành công và đã vượt qua thử thách còn nếu như nó không được hoàn thành thì y sẽ bị thua thiệt và thất bại. Tuy nhiên, nếu lễ nguyện Salah bắt buộc của y một khi bị thiếu xót thì Thượng Đế, Đấng Toàn Năng và Quyền Lực sẽ phán bảo với các vị Thiên thần của Ngài: “Các ngươi hãy xem xét người bề tôi của TA có những lễ nguyện Salah tình nguyện không? Nếu có thì các ngươi hãy bù đắp những chỗ thiếu xót của lễ nguyện Salah bắt buộc cho y", và sau đó, tất cả những việc làm khác còn lại cũng được xét xử tương tự như thế." (Tirmizhi: 413).([3])
Hơn nữa, nhịn chay tình nguyện sẽ đưa người Muslim tăng thêm cấp bậc để đến gần Allah hơn cũng như sẽ được Ngài yêu thương nhiều hơn, như trong một Hadith Qudsi, Allah có nói:
«مَا تَقَرَّبَ إِلَىَّ عَبْدِى بِشَىْءٍ أَحَبَّ إِلَىَّ مِمَّا افْتَرَضْتُ عَلَيْهِ ، وَمَا يَزَالُ عَبْدِى يَتَقَرَّبُ إِلَىَّ بِالنَّوَافِلِ حَتَّى أُحِبَّهُ، ... » رواه البخاري (6502)
“Không có điều gì khiến Ta yêu thương người bề tôi của TA hơn việc y thực hiện nghĩa vụ bắt buộc mà TA đã ban hành cho y, tuy nhiên người bề tôi của TA vẫn luôn thực hiện thêm những việc làm tình nguyện để TA yêu thương y hơn nữa ..." (Albukhari: 6502).
Và chúng ta phải nên biết rằng tất cả các dẫn chứng nói về các việc làm thiện tốt và ngoan đạo sẽ xóa đi tội lỗi như lấy nước Wudu, nhịn chay A'rafah, nhịn chay ngày A'shu-ra, ... là chỉ mang ý nghĩa xóa đi những tội lỗi nhỏ mà thôi, bởi ngay cả những hình thức thờ phượng to lớn như năm lễ nguyện Salah bắt buộc hằng ngày, lễ nguyện Salah ngày thứ sáu, nhịn chay Ramadan cũng không thể xóa đi những đại trọng tội – như đã được xác thực trong các Hadith – thì nói chi đến những việc làm ngoan đạo khác?
Vì vậy, đại đa số các học giả đã cho rằng tất cả những đại trọng tội như tội Riba (cho vay lấy lãi), tội Zina, tội dùng ma thuật và bùa ngải và những tội danh khác không thể được xóa đi bởi những việc làm ngoan đạo, mà phải cần đến sự sám hối hoặc phải được thực thi các hình phạt tương ứng cho mỗi tội danh.
Do đó, người tín đồ Muslim phải mau mau sám hối trong những ngày ân phúc và thiêng liêng về những tất cả những tội lỗi đã làm dù lớn hay nhỏ, mong rằng Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc sẽ chấp nhận sự ăn năn sám hối mà tha thứ tội lỗi cho y và sẽ đón nhận sự phục tùng mệnh lệnh của y bởi vì việc ăn năn sám hối tại các thời điểm ân phúc và thiêng liêng sẽ được sự đón nhận rất lớn từ nơi Allah.
Bởi vậy, chúng ta phải nên sớm tỉnh ngộ và mau mau sám hối, cho dù chúng ta không đang ở trong các thời điểm ân phúc và thiêng liêng đi chăng nữa, vì việc ăn ăn sám hối là điều phải làm mọi lúc mọi nơi.
Lạy Thượng Đế, Ngài là Đấng cải thiện mọi điều, xin Ngài hãy cải thiện cơ thể, trái tim và hành động của chúng con, xin Ngài hãy che đậy những tội lỗi của chúng con trên thế gian này và ở Đời Sau.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài làm cho đức tin của chúng con thêm vững chắc, xin Ngài hãy trang hoàng trái tim của chúng con bởi đức tin Iman, và xin Ngài khiến trái tim chúng con ghét sự bất tuân, và những điều trái nghịch, xin Ngài hãy làm chúng con thành những con người ngay chính.
Cầu Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, Muhammad e!
d f
Ý nghĩa của nhịn chay ngày A'shu-ra
Ông Ibnu Abbas t cũng nói: Thiên sứ của Allah e tới Madinah, Người thấy những người Do Thái nhịn chay ngày A'shu-ra, Người e hỏi họ: Hôm nay là ngày gì mà các người nhịn chay? Họ nói: Đây là ngày vĩ đại vì trong ngày này Allah đã cứu Nabi Musa u cùng các tín đồ của Người và nhấn chìm Fir'aun cùng đồng bọn của hắn, Nabi Musa u đã nhịn chay vào ngày hôm nay để tỏ lòng tri ân Ngài. Bởi thế, chúng tôi nhịn chay ngày hôm nay. Thiên sứ của Allah e nói: Vậy, chúng tôi cần phải tiên phong hơn các người trong việc noi gương theo Nabi Musa u. Thế là Nabi e đã nhịn chay ngày hôm đó và Người ra lệnh bảo mọi người nhịn chay ngày hôm đó. (Bukhari: 3940, Muslim: 1130, 127, 128).
Nội dung Hadith trên đây đã trình bày rõ về ý nghĩa cũng như giá trị to lớn của việc nhịn chay ngày A'shu-ra, đó là nhằm để tôn vinh ngày đó và để tỏ lòng tri ân Allah, Đấng Tối Cao đã cứu rỗi Nabi Musa u cùng người dân Israel và đã nhấn chìm tên bạo chúa Fir'aun (Pharaon) và binh lính của hắn. Cũng chính vì ý nghĩa này mà Nabi Musa u đã nhịn chay vào ngày hôm đó để tỏ lòng biết ơn Ngài, và những người Do thái cũng nhịn chay ngày hôm đó, và dĩ nhiên cộng đồng tín đồ của Muhammad phải có nghĩa vụ noi gương theo Nabi Musa u hơn cả những người Do thái. Nếu Nabi Musa u nhịn chay ngày hôm đó để tỏ lòng tri ân Allah thì chúng ta, những người có đức tin cũng phải nhịn chay như thế. Cũng vị vậy nên Nabi e đã nói: “chúng tôi cần phải tiên phong hơn các người trong việc noi gương theo Nabi Musa u" có nghĩa là chúng tôi, những người tin tưởng phải tin tưởng Nabi Musa u và phải noi gương theo Người hơn các người bởi vì chúng tôi đồng thuận với Người trong nền tảng tôn giáo, chúng tôi tin tưởng Kinh sách của Người, trong khi các người là những người đã làm trái với hai điều đó bằng cách sửa đổi và bóp méo.
Quả thật, Thiên sứ của Allah e phải có bổn phận tuân thủ và noi gương theo những điều chân lý hơn bọn họ, bởi thế, Người đã nhịn chay ngày A'shu-ra và ra lệnh cho các tông đồ của Người nhịn chay để khẳng định sự thiêng liêng của ngày đó.
Ông Abu Musa t nói: Ngày A'shu-ra là ngày mà người Do thái đã tôn vinh nó, họ đã lấy ngày đó làm ngày đại lễ của họ. Thiên sứ của Allah e bảo: “Vậy các người hãy nhịn chay" (Albukhari, Muslim). Còn trong một lời dẫn khác của Muslim: Ông Abu Musa t nói: Người dân Khaibar (những Do thái) thường nhịn chay ngày A'shu-ra và họ lấy ngày đó là ngày đại lễ của họ, trong ngày đó, phụ nữ của họ ăn mặc đẹp. Thiên sứ của Allah e bảo: “Vậy các người hãy nhịn chay!" (Abukhari: 2005, Muslim: 1131, 129, 130).
Dựa theo nội dung của Hadith vừa nêu cho thấy ý nghĩa của việc nhịn chay là để làm khác biệt những người Do thái, đó là người Muslim không lấy ngày đó làm ngày đại lễ mà chỉ nhịn chay tại vì ngày đại lễ không được phép nhịn chay. Đây là khía cạnh khác biệt với người Do thái trong ngày A'shu-ra, và insha-Allah, một khía cạnh khác biệt khác nữa sẽ được đề cập đến, đó là nhịn chay thêm ngày mồng chín cùng với ngày A'shu-ra.
Và quả thật, trong ngày A'shu-ra này đã làm cho hai nhóm người bị lệch lạc:
Một nhóm bắt chước những người Do thái lấy ngày A'shu-ra này là ngày lễ tết để ăn mừng, họ bày tỏ và biểu hiện niềm vui của họ bằng cách là thoa lên viền mắt của họ màu đen hay màu xanh, họ rộng rãi bố thí cho người nghèo, họ nấu ăn và mở tiệc cùng với những thú vui khác một cách không hiểu biết, họ là những người đã đón nhận những điều sai lệch bởi những điều sai lệch và là những người dị giáo bởi những việc làm không được qui định trong giáo luật.
Còn nhóm người thứ hai đã lấy ngày A'shu-ra làm ngày buồn thảm, ngày phiền muộn và than khóc vì Alhosain con trai của Ali bị giết. Để biểu hiện cho ngày sầu thương của ngày hôm đó, họ đã lấy những truyền thống ngu muội của thời trước Islam để tỏ lòng như đánh tát vào hai gò má, xé quần áo, ngâm những bài thơ buồn và não lòng. Hành động này của họ đã mở đường cho sự không tốt lành cho tôn giáo, làm chia rẽ cộng đồng, và đây là việc làm lệch lạc của những kẻ có ý đồ xấu cho cuộc sống thế gian nhưng lại cho rằng đó là điều tốt lành.
Tuy nhiên, Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc đã hướng dẫn những người của phái Sunnah, họ đã làm theo những gì mà Nabi e của họ đã ra lệnh cho họ, đó là nhịn chay nhưng không bắt chước những người Do thái và tránh xa những điều Bid-ah mà Shaytan xúi bẩy.
Xin ca ngợi và tán dương Allah đã soi sáng và chỉ dẫn!
Lạy Thượng Đế, hãy làm cho chúng con thành những người thông hiểu tôn giáo của chúng con, xin Ngài phù hộ chúng con luôn đi trên con đường ngày chính, xin Ngài ban sự dễ dàng cho chúng con và giúp chúng con vượt qua những khó khăn, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho chúng con ở Đời này và ở Đời Sau.
Cầu Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, Muhammad e!!!
d f
Khuyến khích nhịn chay ngày mồng chín cùng với ngày mồng mười – A'shu-ra
Ông Ibnu Abbas t nói: Khi mà Thiên sứ của Allah e nhịn chay ngày A'shu-ra và Người ra lệnh bảo nhịn chay ngày hôm đó thì các Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah! Quả thật, đó là ngày mà những người Do thái giáo và những người Thiên Chúa giáo đã tôn vinh nó. Người e bảo:
« فَإِذَا كَانَ الْعَامُ الْمُقْبِلُ - إِنْ شَاءَ اللهُ - صُمْنَا الْيَوْمَ التَّاسِعَ »
“Nếu Ta còn sống đến năm tới thì chắc chắn Ta sẽ nhịn chay cả ngày thứ chín (tức ngày mồng chín và ngày mồng mười của tháng Muharram)". Nhưng năm tới đã không thể đến vì Người đã ra đi trước đó. (Muslim: 1134).
Hadith là bằng chứng rằng người nào muốn nhịn chay ngày A'shu-ra thì giáo luật khuyến khích y nhịn chay trước đó một ngày tức nhịn chay cả ngày mồng chín. Như vậy, nhịn chay ngày mồng chín trước ngày A'shu-ra là Sunnah cho dù Nabi e đã không nhịn chay nhưng Người đã định tâm nhin chay ngày đó. Do đó, nhịn chay A'shu-ra là nhịn chay ngày mồng chín và mồng mười để làm khác biệt với người dân Kinh sách bởi họ chỉ nhịn chay ngày mồng mười không thôi.
Ông Ibnu Abbas t đã bảo: “Các người hãy nhịn chay ngày mồng chín và ngày mồng mười để làm khác biệt với người Do thái" (Abdul Razzaq (4/287), Attahawi (2/78), Albayhaqi (4/278) với đường dẫn truyền Sahih).
Và đây là bắng chứng rõ ràng cho người Muslim rằng không được phép bắt chước những kẻ vô đức tin và những người dân Kinh sách. Bởi lẽ việc từ bỏ việc làm giống họ sẽ mang lại nhiều cải thiện to lớn cũng như mang lại nhiều cái lợi, chẳng hạn như cắt đứt những con đường gây thiện cảm với họ, xác nhận và khẳng định ý nghĩa “không liên can đến họ", tỏ thái độ ghét họ vì Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc, ngoài ra không làm giống như họ còn nói lên sự độc lập và riêng biệt của người Muslim.
Và quả thật, giới học đã có nói đến cách nhịn chay tốt nhất đối với việc nhịn chay ngày A'shu-ra là nên nhịn chay ba ngày: ngày mồng chín, mồng mười – A'shu-ra và ngày mười một. Họ dẫn chứng điều này qua lời nói của Ibnu Abbas t rằng Thiến sứ của Allah e nói:
« صُومُوا يَوْمَ عَاشُورَاءَ وَخَالِفُوا فِيهِ الْيَهُودَ ، صُومُوا قَبْلَهُ يَوْمًا أَوْ بَعْدَهُ يَوْمًا » سنن البيهقي.
“Các người hãy làm khác biệt với người Do thái, các người hãy nhịn chay trước nó một ngày và sau nó một ngày" (Albayhaqi (4/287).
Nhưng đây là hadith yếu kém không được lấy làm nền tảng, mà chúng ta chỉ có thể nói nhịn chay ba ngày tốt hơn nhịn chay duy nhất một ngày A'shu-ra vì ba ngày đó đều thuộc tháng Muharram thiêng liêng và ân phúc, bởi có Hadith đã khuyến khích nhịn chay ba ngày mỗi tháng và tháng Muharram là tháng tốt nhất cho việc nhịn chay tình nguyện. Imam Ahmad nói: “Người nào muốn nhịn chay ngày A'shu-ra thì hãy nhịn chay cả ngày mồng chín và ngày mồng mười và có thể nhịn chay cả ba ngày để lấy ân phước nhịn chay ba ngày mỗi tháng, Ibnu Sarin nói như thế" (Mughni (4/441), Hãy đi trên con đường ngay chính (1/419)).
Cách thứ hai để nhịn chay ngày A'shu-ra là nhịn chay ngày mồng chín và ngày mồng mười, cách này đã được nhiều Hadith chỉ rõ như đã nói ở phần trên.
Cách thứ ba để nhịn chay ngày A'shu-ra là nhịn chay ngày mồng chín cùng với mồng mười hoặc ngày mồng mười cùng với ngày mười một. Cách này là dựa theo Hadith Ibnu Abbas:
« صُومُوا يَوْمَ عَاشُورَاءَ وَخَالِفُوا فِيهِ الْيَهُودَ ، صُومُوا قَبْلَهُ يَوْمًا أَوْ بَعْدَهُ يَوْمًا » سنن البيهقي.
“Các người hãy làm khác biệt với người Do thái, các người hãy nhịn chay trước nó một ngày và sau nó một ngày" (Albayhaqi (4/287).
Nhưng đây là Hadith yếu kém.([4])
Và cách nhịn chay thứ tư cho ngày A'shu-ra là chỉ nhịn chay duy nhất ngày mồng mười. Một số học giả lại không ủng hộ cách nhịn chay này vì cho rằng nó bắt chước người dân Kinh sách, và đây là quan điểm của Ibnu Abbas t, và đây là hệ phái của Imam Ahmad và một số thuộc phái Hanafi. Tuy nhiên, một số học giả khác lại không cho rằng đó là điều không nên bởi vì nó thuộc ngày ân phúc nên người tín đồ được khuyến khích tìm ân phước của nó qua sự nhịn chay.
Và quan điểm đúng nhất là điều không được khích lệ đối với ai có khả năng nhịn chay nhiều ngày, nhưng điều đó không có nghĩa là người nhịn chay duy nhất một ngày mồng mười không được ban cho ân phước, mà insha-Allah, Ngài sẽ ban ân phước!
Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy phụ hộ chúng con với những gì được Ngài hài lòng, hãy giúp chúng con tránh xa những gì trái nghịch lại ý chí của Ngài, xin Ngài hãy làm cho chúng con thành những người ngoan đạo, những người cùng phe với những người thắng lợi, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho chúng con, cho cha mẹ của chúng con.
Cầu Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta, Muhammad e!!!
d f
([1]) Xem : Những điều bắt chước bị nghiêm cấm trang 542.
([2]) Fatawa quyển 25 trang 311.
([3]) Hadith do Tirmizhi ghi lại theo lời thuật của Abu Huroiroh, và ông nói đây là Hadith tốt, tuy nhiên trong những người dẫn truyền lời Hadith có ông Huraith bin Qubaisah hay Qubaisah bin Huraith là người dẫn truyền thuộc loại yếu kém, Tirmizhi đã cho rằng đây là Hadith tốt có lẽ ông đánh giá về các đường dẫn truyền của Hadith.
([4]) Hadith được Ahmad ghi nhận (4/52), Ibnu Khuzaimah (3/290) (2090) và Attahawi trong “Giải thích các ý nghĩa di huấn" (2/78), và Albayhaqi (4/287) với những người dẫn truyền trung bình và yếu như Muhammad bin Abdurrahman bin Abu Layla là yếu kém, Dawood bin Ali là người trung bình. Một điểm yếu kém khác là có một đường dẫn khác với những người dẫn truyền thuộc cấp đáng tin cậy như Ibnu Juraij, Ata nói răng đầy là lời Ibnu Abbas chứ không phải là lời của Nabi e.