Các bản dịch của bài viết
Full Description
- Islam Là …
- Lời Mở Đầu
- Islam Là Gì ?
- Giáo Lý Độc Thần
- Tính Duy Nhất Của Thượng Đế Trong Quyền Năng Của Ngài (Đấng Toàn Năng)
- Thành Tâm Trong Mọi Sự Thờ Phượng Chỉ Dành Riêng Cho Một Thượng Đế Duy Nhất
- Tính Độc Đáo Duy Nhất Của Thượng Đế Trong Các Tên & Thuộc Tính Của Ngài
- Sáu Nền Tảng Căn Bản Của Đức Tin
- Ý Chí Tự Do Của Con Người
- Không Có Sự Cưỡng Ép Trong Đạo Giáo
- Năm Trụ Cột Của Islam
- Kinh Qur'an
- Nabi Mohammad (ﷺ) & Đường Lối (Sunnah) Của Người
- Những Nguy Hiểm Của Việc Đổi Mới Trong Islam (Bid'ah)
- Câu Chuyện Về Nabi Adam & Eva (Hauwa)
- Giê-su (Ysa) (u)
- Tội Lỗi & Sự Sám Hối
- Cơ Cấu Tổ Thức Của Islam
- Giáo Luật Islam
- Quy Định Về Cách Ăn Mặc Trong Islam
- Phụ Nữ Trong Islam
- Quan Niệm Trọng Nam Khinh Nữ & Thế Giới Người Muslim
- Khoa Học & Kỷ Thuật
- Phần Tóm Tắt
- Lời Ghi Chú Của Soạn Giả
Islam Là …
Pete Seda
Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Người duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa
Lời Mở Đầu
Mục đích của tài liệu này là bày tỏ chính xác những giảng dạy của Islam. Chúng tôi không đưa ra bất cứ lời giải thích cụ thể nào hoặc một sự diễn giải duy nhất về Islam. Chúng tôi chỉ trình bày rằng Islam là gì, không cần tô vẽ và chúng tôi để nó tự đứng trên phẩm chất vốn có của nó. Chỉ có một Islam duy nhất và chỉ có một chuẩn mực duy nhất về cách sống và tồn tại, đó là Nabi Mohammad (ﷺ)([1]). Ý định của chúng tôi là cung cấp một cái nhìn khái quát cơ bản về các nguyên lý chính yếu của Islam được nói trong kinh Qur'an và những hình ảnh minh họa từ Nabi Mohammad (ﷺ). Chúng tôi cũng có ý giải bày một số câu hỏi phổ biến về Islam.
Mặc dù sự thật rằng có hơn một phần năm dân số thế giới là Muslim, nhưng Islam vẫn còn thường bị hiểu sai và bị xuyên tạc trong các xã hội phương tây đương thời. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp chiếu sáng cho Islam giống như nó được truyền đạt một cách kỳ diệu đến Mohammad (ﷺ) đồng thời xua tan đi tất cả những hiểu biết sai lệch làm tồn tại sự thành kiến cũng như sự căm ghét lâu nay. Chúng tôi viết cuốn sách nhỏ này với mong muốn rằng mọi người trong tất cả các tín ngưỡng sẽ liên kết cùng chúng tôi hầu làm cho một thế giới có sự khoan dung, thông cảm, tốt bụng, thấu hiểu và hòa bình.
Islam Là Gì ?
Theo nghĩa đen của tiếng Ả rập thì từ Islam có nghĩa là 'sự khiêm nhường' hay 'sự quy phục'. Islam theo tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là hết lòng phục tùng Thượng Đế để một người có thể sống an lành và bình thản. Sự an lành (Salam trong tiếng Ả rập, Shalom trong tiếng Do thái) đạt được qua sự vâng lời và phục tùng theo mệnh lệnh của Thượng Đế, bởi lẽ Thượng Đế là Đấng Công Bằng, Đấng Bằng An([2]).
Danh từ Islam([3]) còn có nghĩa là vũ trụ. Islam không phải để gọi cho một tộc người hay một cá nhân giống như Judaism (đạo Do thái) là tên gọi cho tộc người Judah, Christianity (đạo Cơ đốc) là để gọi người theo Giê-su, và Buddhism (đạo Phật) là để gọi người theo Đức Phật Buddha. Islam không phải là một tên gọi được lựa chọn bởi con người mà nó đích thực là sự truyền đạt một cách siêu phàm từ Thượng Đế. Islam là một tín ngưỡng cho toàn cầu, không phải chỉ dành riêng cho phương Đông hay phương Tây. Islam là một cách sống hoàn hảo và trọn vẹn quy phục theo ý chí của Thượng Đế. Một người tuân thủ và phục tùng theo đúng ý chí của Thượng Đế thì tự ý([4]) sẽ được gọi là người Muslim. Không phải Mohammad (ﷺ) mà chính Adam (u) là người đầu tiên mang Islam đến cho nhân loại. Tiếp sau đó, mỗi vị Nabi và Thiên sứ đến để cũng cố và thúc đẩy hỗ trợ con người hiểu rõ hơn về các mệnh lệnh của Thượng Đế. Tất cả họ đã tiếp nối nhau chỉ dạy và dẫn dắt con người, cho tới khi Thượng Đế lựa chọn vị Nabi cuối cùng Mohammad (ﷺ), đến với một thông điệp cuối cùng, đó là Kinh Qur'an.
Allah là một từ trong tiếng Ả rập, có nghĩa là 'Đấng Duy Nhất và Thượng Đế duy nhất đích thực', một danh xưng thích đáng cho Đấng Duy Nhất, Đấng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất. Những người Do thái và những người Cơ Đốc giáo nói tiếng Ả rập cũng gọi Thượng Đế bằng cái tên Allah. Đối với người Muslim, Allah là một cái tên vĩ đại nhất và bao quát nhất trong các tên của Thượng Đế, nó biểu hiện tính Duy Nhất của một Đấng Tối Cao đáng được thờ phượng, một Đấng Duy Nhất đã tạo hóa tất cả mọi vạn vật.
Giáo Lý Độc Thần
Khái niệm của giáo lý độc thần (được biết đến như là 'Tawheed' trong tiếng Ả rập) là một khái niệm độc nhất và quan trọng nhất trong Islam. Giáo lý độc thần là một giáo lý đầu tiên của mười giáo lý răn dạy, và trong Islam mọi sự việc đều được dựng trên tính duy nhất của Thượng Đế. Islam kêu gọi nhân loại tránh xa việc thờ phượng bất cứ cái gì là tạo vật để đến với sự thờ phượng một Đấng Duy Nhất và thực sự chỉ có một Đấng đích thực. Không có hành động thờ phượng nào hay lòng sùng kính nào có ý nghĩa và giá trị nếu như khái niệm về giáo lý độc thần lại bằng mọi cách thỏa hiệp.
Do bởi tính quan trọng của nó, khái niệm về giáo lý độc thần (tính duy nhất tuyệt đối) phải được hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ. Để tiện cho việc thảo luận, giáo lý độc thần có thể được xem xét từ ba quan điểm sau đây:
a. Tính Duy Nhất của Thượng Đế về quyền năng của Ngài (Toàn năng).
b. Sự tận tâm của mọi sự thờ phượng tất cả đều chỉ dành riêng cho một Thượng Đế duy nhất.
c. Tính Duy Nhất và Độc Đáo của Thượng Đế trong các tên và thuộc tính của Ngài.
Sự cố này là do không có phương tiện mà chỉ có cách để tiếp cận chủ đề rằng Thượng Đế là một Đấng Duy Nhất, nhưng nó cho phép các chủ đề được dễ dàng phân tích và thảo luận. (Giáo lý độc thần là chiếc chìa khóa để hiểu Islam, và việc xem xét lại khái niệm này là một sự đề nghị chân thành).
Tính Duy Nhất Của Thượng Đế Trong Quyền Năng Của Ngài (Đấng Toàn Năng)
Tính Duy Nhất của Thượng Đế trong quyền năng của Ngài có nghĩa là Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa nguồn gốc các tầng trời và trái đất, Đấng làm chủ tuyệt đối và hoàn hảo trên toàn vũ trụ. Duy nhất một mình Ngài là Đấng Tạo Hóa mọi vạn vật. Duy Nhất một mình Ngài khiến cho mọi sự việc, mọi hiện tượng xảy ra. Ngài là Đấng Duy Nhất cung cấp sự nuôi dưỡng và định đoạt tất cả mọi sự sống chết. Ngài là Đấng Đầy Quyền Lực, Đấng Toàn Năng, tuyệt đối hoàn hảo và không có bất kỳ một lỗi sót nào. Không ai có thể chia sẻ quyền chi phối với Ngài. Không một thứ gì có thể chống lại sắc lệnh của Ngài. Ngài là Đấng Duy Nhất đã tạo hóa mỗi người chúng ta từ một tế bảo đơn lẻ và làm cho chúng ta thành những gì mà chúng ta đang hiện có. Ngài là Đấng Duy Nhất đã tạo hóa ra hàng trăm tỷ thiên hà cùng vô số hạt nguyên tử Electron, Nơtron, và vị lượng chứa đựng trong chúng, Ngài giữ tất cả mọi sự tồn tại và mọi quy luật tự nhiên trong các biện pháp tuyệt đối hoàn hảo. Không một chiếc lá nào rơi xuống từ trên cây mà không thông qua sự cho phép của Ngài. Tất cả mọi thứ đều được lưu giữ trong một bản ghi chép vô cùng chính xác.
Ngài vĩ đại hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Quyền năng của Ngài vô biên đến nổi bất kỳ vật gì, điều gì Ngài muốn tạo hóa, đơn giản Ngài chỉ cần nói: "Hãy thành!" thì nó sẽ thành ngay lập tức. Ngài đã tạo hóa ra thời gian, không gian, và tất cả mọi thế giới đã được biết đến và chưa được biết đến, nhưng Ngài không phải là một phần của bất kỳ thứ gì trong số đó. Hầu hết các tôn giáo đều thừa nhận rằng Đấng Tạo Hóa ra vũ trụ chỉ có một Đấng Duy Nhất, không có đối tác. Islam bao gồm các kiến thức rằng Thượng Đế không có đối tác cùng với Ngài trong việc Tạo Hóa và không một thứ chi trong tạo vật của Ngài có thể chia sẻ quyền năng cùng với Ngài.
Trong Islam, để tin rằng bất kỳ tạo vật nào của Thượng Đế có thể chia sẻ quyền năng hay các thuộc tính siêu đẳng của Ngài thì được coi là tôn giáo đa thần và mất đức tin. Ví dụ như những tín đồ sai phạm là tin rằng các nhà chiêm tinh hay thầy bói có thế dự đoán được tương lai; nhưng Thượng Đế, Đấng với kiến thức tuyệt đối bảo rằng chỉ có Ngài mới sở hữu các kiến thức về tương lai. Chỉ có Đấng Siêu Phàm mới cung cấp sự giúp đỡ siêu phàm. Không một thứ chi khác ngoài Thượng Đế có khả năng ban cấp sự giúp đỡ hay sự hướng dẫn siêu phàm. Niềm tin rằng bùa ban lại may mắn và bùa có bất cứ quyền lực nào là một hình thức của tôn giáo đa thần. Những khái niệm này phải được tự bỏ trong Islam.
Thành Tâm Trong Mọi Sự Thờ Phượng Chỉ Dành Riêng Cho Một Thượng Đế Duy Nhất
Chỉ có Thượng Đế, Đấng đáng được khen ngợi, mới xứng đáng được thờ phượng. Điều này đã được tuyên bố bởi tất cả các vị Nabi và Thiên sứ của Islam, những người đã được Thượng Đế cử phái đến qua từng giai đoạn của thời gian, và là đức tin cốt lõi của Islam. Thượng Đế bảo với chúng ta rằng mục đích của việc tạo hóa loài người là để thờ phượng một mình Ngài. Mục đích của Islam là kêu gọi mọi người tránh xa những sự thờ phượng các tạo vật để đến với sự thờ phượng Đấng Tạo hóa duy nhất.
Đây là điểm mà Islam khác với các tôn giáo khác. Mặc dầu hầu hết các tôn giáo dạy rằng có Đấng Tạo Hóa, là Đấng tạo hóa ra mọi vạn vật, nhưng hiếm khi họ tự do ở một số các hình thức tôn giáo đa thần (sùng bái thần tường) liên quan đến tôn thờ. Những tôn giáo này cũng kêu gọi các môn đồ của họ thờ phượng những gì khác ngoài Thượng Đế (mặc dù thường đặt các vị thần khác trên một cấp độ thấp hơn so với Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa), hoặc họ yêu cầu các môn đồ của họ xem các vị thần khác như những vị trung gian giữa họ và Thượng Đế.
Tất cả các vị Nabi cũng như các vị Thiên sứ của Thượng Đế, từ Adam (u) cho tới Mohammad (ﷺ), đều kêu gọi mọi người thờ phượng Thượng Đế duy nhất không có đối tác hay kẻ trung gian. Đây là đức tin tự nhiên nhất, đơn giản nhất và tinh khiết nhất. Islam bác bỏ khái niệm mà các nhà nhân văn học cho rằng tôn giáo đầu tiên của con người là đa thần giáo rồi dần dần phát triển thành độc thần giáo. Thực chất người Muslim chỉ tin điều ngược lại, các nền văn hóa loài người có nguồn gốc từ việc súng bái các thần tượng trong suốt các khoảng thời gian giữa các thiên sứ của Thượng Đế. Ngay cả trong khi các thiên sứ nằm trong số họ, nhiều người phản đối lời kêu gọi của họ và thực hành việc sùng bái thần tượng bất chấp lời cảnh báo của họ. Các vị thiên sứ tiếp theo sau được Thượng Đế giao phó sứ mạng đưa con người quay trở về với một thần duy nhất.
Thượng Đế tạo ra con người với một khuynh hướng bẩm sinh tự nhiên, đối với việc thờ phượng Ngài một mình. Quỷ sa- tăng, mặc khác, tìm đủ mọi cách để đưa con người tránh xa giáo lý độc thần, nó lôi cuốn con người tìm đến việc thờ phượng tạo vật (việc sùng bái thần tượng). Hầu hết con người có xu hướng tập trung sự tận tâm của họ vào cái gì mà họ có thể hình dung, một cái gì đó có thể tưởng tượng được, ngay cả họ có bản năng tri thức rằng Đấng Tạo Hóa vũ trụ vĩ đại hơn so với những thứ mà họ đã tưởng tượng ra. Trong suốt lịch sử nhân loại, Thượng Đế đã cử phái các vị Nabi và các vị Thiên sứ nối tiếp nhau đến kêu gọi mọi người quay trở về thờ phượng Một Đấng Duy Nhất và chỉ có Một Đấng Đích Thực. Do sự quyến rũ của quỷ Sa-tăng, con người cứ nhiều lần lệch hướng trong việc thờ phượng các tạo vật (sùng bái bụt tượng hay thờ đa thần).
Thượng Đế đã tạo hóa loài người để thờ phượng một mình Ngài. Trong Islam, tội lớn nhất trong các đại tội là thờ phượng bất kỳ thứ gì hay bất kỳ một ai khác ngoài Thượng Đế, ngay cả khi người thờ phượng chỉ có tâm niệm muốn đến gần Thượng Đế hơn bằng cách dâng hiến sự tận tâm cho một vật trung gian. Thượng Đế, Đấng Toàn Năng, không cần bất kỳ vật hay kẻ trung gian nào. Ngài nghe thấy tất cả lời cầu nguyện của chúng ta và Ngài hoàn toàn hiểu biết tất cả mọi sự việc xảy ra.
Đồng thời, Thượng Đế không cần đến việc thờ phượng của chúng ta nhưng Ngài bảo việc làm đó chỉ làm vui lòng Ngài mà thôi. Ngài hoàn toàn độc lập với tất cả mọi vạn vật. Tất cả mọi tạo vật phải lệ thuộc nơi Ngài. Nếu từng cá nhân trong thế giới tập hợp lại cùng nhau thờ phượng chỉ một Thượng Đế duy nhất, điều đó cũng không mang ích lợi gì cho Thượng Đế dù là nhỏ nhất. Nó sẽ không thêm trọng lượng của một hạt nguyên tử tới quyền lực tối cao của Ngài. Ngược lại, nếu tất cả mọi tạo vật từ bỏ việc thờ phượng Thượng Đế, nó cũng sẽ không làm giảm đi quyền lực của Ngài dù là nhỏ nhất. Bằng việc thờ phượng Thượng Đế, chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho chính linh hồn của riêng chúng ta và chấp hành mục đích thiêng liêng cái mà vì nó mà chúng ta được tạo ra. Thượng Đế không có bất kỳ nhu cầu nào cả; Ngài là Đấng Bất Diệt, Đấng Tuyệt Đối.
Thờ phượng không chỉ là các nghi thức tôn giáo mang tính truyền thống, khái niệm về thờ phượng là bao quát. Việc thay tã, tôn vinh và chăm sóc cho cha mẹ của một người, cũng như nhặt lên một mảnh kính vỡ từ vỉa hè, tất cả đều có thề là các hình thức thờ phượng nếu như chúng được làm với tâm niệm làm vui lòng Thượng Đế. Nếu bất kỳ ích lợi nào, có thể là của cải, công việc, năng lượng, hay sự công nhận trở nên quan trọng hơn việc làm hài lòng Thượng Đế, ngay cả đó là một hình thức của đa thần giáo.
Tính Độc Đáo Duy Nhất Của Thượng Đế Trong Các Tên & Thuộc Tính Của Ngài
Tính Duy Nhất của Thượng Đế trong các tên và thuộc tính của Ngài chỉ ra rằng Thượng Đế không chia sẻ các thuộc tính của các tạo vật cũng như chúng cũng không chia sẻ được với bất kỳ thuộc tính nào của Ngài. Thượng Đế là duy nhất trong mọi cách. Ngài không thể bị giới hạn trong bất kỳ cách nào, bởi Ngài là Đấng Tạo Hóa mọi vạn vật. Thượng Đế, Đấng Vĩ Đại Nhất phán bảo:
﴿اللَّهُ لَا إِلَهَ إِلَّا هُوَ الْحَيُّ الْقَيُّومُ لَا تَأْخُذُهُ سِنَةٌ وَلَا نَوْمٌ لَهُ مَا فِي السَّمَاوَاتِ وَمَا فِي الْأَرْضِ مَنْ ذَا الَّذِي يَشْفَعُ عِنْدَهُ إِلَّا بِإِذْنِهِ يَعْلَمُ مَا بَيْنَ أَيْدِيهِمْ وَمَا خَلْفَهُمْ وَلَا يُحِيطُونَ بِشَيْءٍ مِنْ عِلْمِهِ إِلَّا بِمَا شَاءَ وَسِعَ كُرْسِيُّهُ السَّمَاوَاتِ وَالْأَرْضَ وَلَا يَئُودُهُ حِفْظُهُمَا وَهُوَ الْعَلِيُّ الْعَظِيمُ﴾ البقرة: 255
{Allah! Không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, Đấng Hằng Sống, Đấng Tự Hữu và Nuôi Dưỡng vạn vật, Ngài không buồn ngủ, cũng không ngủ. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều là của Ngài. Ai là người có thể can thiệp được với Ngài nếu không có sự cho phép của Ngài? Ngài biết điều xảy ra trước họ và điều xảy ra sau họ. Họ không thể bao quát được sự hiểu biết của Ngài về bất cứ điều gì ngoại trừ điều nào Ngài muốn cho họ biết. Ngai Vương của Ngài bao trùm cả các tầng trời và trái đất; và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài mỏi mệt bởi vì Ngài là Đấng Tối Cao, Đấng Chí Đại.} Al-Baqoroh: 255 (chương 2).
Trong Islam, không được phép gán thuộc tính của Thượng Đế cho các đặc tính của các tạo vật của Ngài. Các thuộc tính chỉ có thể gán cho Thượng Đế là những gì mà Ngài đã tiết lộ về Ngài trong kinh Qur'an hoặc những gì mà Nabi (ﷺ) miêu tả về Ngài. Nhiều tên và thuộc tính của Thượng Đế dường như có sự tương đương với mức độ của con người, nhưng đây chỉ là một sự phản ánh của ngôn ngữ loài người. Những thuộc tính của Thượng Đế chỉ giống với bản thân Ngài, không giống với bất kỳ thứ chi trong kinh nghiệm của chúng ta. Ví dụ, Thượng Đế có kiến thức siêu phàm. Con người cũng có kiến thức. Kiến thức của Thượng Đế dù như thế nào cũng không có gì giống như kiến thức của loài người. Kiến thức của Thượng Đế không có giới hạn (Đấng Toàn Tri, Đấng Am Tường). Nó không phải do sự học hỏi cũng không do sự thu thập được. Kiến thức của Thượng Đế bao trùm mọi thứ và mọi sự việc không có sự tăng hoặc giảm. Kiến thức của con người, mặt khác, phải được thu thập và có giới hạn nhất định. Nó liên tục thay đổi, tăng và giảm, và có thể quên và bị lỗi.
Thượng Đế, Đấng không ai có thể chống lại được, có ý chí siêu phàm. Con người cũng có một ý chí. Ý chí của Thượng Đế luôn luôn vượt lên trên mọi thứ. Giống như kiến thức siêu phàm của Ngài, ý chí của Ngài bao trùm mọi sự vật, mọi hiện tượng mà Ngài muốn thông qua trong sự tạo hóa – quá khứ, hiện tại và tương lai. Ý chí của con người, mặc khác, chỉ đơn thuần là ý định và ước muốn. Nó chỉ có thể vượt qua được khi nào Thượng Đế muốn nó xảy ra.
Các thuộc tính của con người không thể gán cho Thượng Đế. Tất cả mọi thuộc tính của con người có giới hạn nhất định. Thượng Đế không có giới tính, không có điểm yếu hay thiếu hụt. Thượng Đế vượt ra ngoài các thuộc tính của con người và Ngài tạo ra các giới tính. Ở đây chúng ta dùng đại từ "He" (tức tạm dịch là "Ngài") chỉ vì không có đại từ cho giới trung lập trong tiếng Anh cũng như trong các ngôn ngữ Do thái, và nó chỉ theo lối quy ước về cách sử dụng tiếng Anh mà thôi. Theo lối hoàng gia "We" (tức tạm dịch là "Ta") được dùng trong Kinh Qur'an để nói đến Thượng Đế, nó chỉ sự tôn trọng chứ không mang nghĩa số nhiều. Việc gán cho Thượng Đế về các thuộc tính của các tạo vật là một hình thức của tôn giáo đa thần. Nó cũng giống như một hình thức của đa thần giáo gán cho các tạo vật những thuộc tính mà thực chất chỉ thuộc về Thượng Đế duy nhất. Ví dụ, bất kỳ một ai tin rằng một thứ gì khác ngoài Thượng Đế là Đấng Thông Thái toàn diện hay là Đấng Quyền Lực tuyệt đối là đã phạm tội thờ phượng đa thần.
﴿تَبَارَكَ اسْمُ رَبِّكَ ذِي الْجَلَالِ وَالْإِكْرَامِ﴾ الرحمن: ٧٨
{Phúc thay Đại Danh của Thượng Đế của Ngươi (Mohammad!), Đấng đầy Quyền uy Tối Thượng và Quang Vinh.} Al-Rohmaan: 78 (chương 55).
Sáu Nền Tảng Căn Bản Của Đức Tin
Có những giáo lý nào đó mà người ta phải tin không có bất kỳ sự ngờ vực nào để được coi là một người Muslim. Các nền tảng căn bản của đức tin đó là những điều dưới đây:
a. Đức tin nơi Thượng Đế.
b. Đức tin vào các vị Thiên Thần của Ngài.
c. Đức tin các Kinh Sách của Ngài.
d. Đức tin các vị Nabi và các vị Thiên Sứ của Ngài.
e. Đức tin vào Ngày Phát Xét cuối cùng.
f. Đức tin vào Số Mệnh được Thượng Đế định sẵn.
* Đức Tin nơi Thượng Đế
Islam nhấn mạnh rằng Thượng Đế chỉ có một Đấng Duy Nhất không có đối tác, Đấng bao quát tất cả sự tồn tại, và Ngài là độc nhất bằng mọi cách. Chỉ có Thượng Đế, Đấng rất mực Nhân Từ, có quyền được các tạo vật thờ phượng.
* Đức tin vào các vị Thiên Thần của Ngài
Các Thiên Thần là những tạo vật của Thượng Đế. Thượng Đế, Đấng Khởi Nguồn, đã tạo hóa họ từ ánh sáng. Họ có quyền năng và luôn luôn thi hành đúng theo những gì mà họ được Thượng Đế sắc lệnh.
Thượng Đế đã tiết lộ cho chúng ta về tên và nhiệm vụ của một số Thiên Thần. Người Muslim phải tin vào sự tồn tại của các thiên thần. Đại Thiên Thần Jibril và Mi-ka-il nằm trong số các thiên thần được nói đến trong Kinh Qur'an. Ví dụ, nhiệm vụ của Đại Thiên Thần Jibril (u) là tiếp nhận lời mặc khải của Thượng Đế truyền tải lại cho các vị Nabi và các vị Thiên Sứ.
* Đức tin vào các Kinh Sách của Ngài
Những người Muslim tin vào tất cả mọi bức thông điệp nguyên thủy được Thượng Đế mặc khải xuống cho các vị Thiên Sứ của Ngài. Một người Muslim phải tin vào mọi bức thông điệp được nói đến trong kinh Qur'an. Thượng Đế, Đấng Ban Cấp, đã mặc khải chúng và chúng trong nguyên bản đích thực là những ngôn từ từ Thượng Đế. Những bức thông điệp mà Thượng Đế nói đến trong Qur'an là:
1. Các cuốn sách nguyên thủy được mặc khải cho Nabi Ibrahim (Abraham) u.
2. Kinh cựu ước Tawrah nguyên thủy được mặc khải xuống cho Nabi Musa (Moses) u.
3. Các Kinh thánh thi Psalms nguyên thủy được mặc khải xuống cho Nabi Dawood (David) u.
4. Kinh Injeel (Kinh Phúc âm của Giê-su) nguyên thủy được mặc khải xuống cho Nabi Ysa u (Giê-su)([5]).
5. Kinh Qur'an được mặc khải xuống cho Nabi Mohammad e (vẫn còn được lưu giữ nguyên bản gốc)
Những người Muslim không xem các kinh sách được mặc khải trước kinh Qur'an, mà hiện đang lưu hành trong các phiên bản khác nhau, là một đại diện chính xác cho nguyên bản được mặc khải lúc ban đầu.
Theo Kinh Qur'an, con người đã bóp méo các bức thông điệp và chỉnh sửa lại theo ngôn từ của riêng họ. Sự bóp méo này đã xảy ra bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bổ sung hay bôi xóa nguyên văn hoặc thay đổi trong ý nghĩa hoặc thay đổi ngôn từ. Những biến dạng đã được thông qua theo thời gian và những gì còn lại là một hỗn hợp của các nguyên bản ban đầu cùng với sự diễn dịch và làm ô uế của con người. Mặc dù những người Muslim tin vào tất các kinh sách mặc khải trước đây, nhưng các phương tiện cuối cùng mà họ đánh giá các vấn đề khác nhau và tìm kiếm sự hướng dẫn cuối cùng là tìm cách thông qua Qur'an và các truyền thống đích thực của Nabi Mohammad (ﷺ).
* Đức tin nơi các vị Nabi và các vị Thiên Sứ
Các vị Nabi và các vị Thiên Sứ từng cá nhân tiếp nhận lời mặc khải từ Thượng Đế và truyền đạt lại cho nhân loại. Họ được cử phái đến với nhân loại để đưa họ quay về với giáo lý độc thần, để phục vụ như một tấm gương sống và thực hành phục tùng mệnh lệnh của Thượng Đế, và để dẫn dắt con người đến với con đường cứu rỗi. Không ai trong các Nabi hay Thiên Sứ có thể chia sẻ trong bất kỳ một phần nào của thiên tính của Thượng Đế. Họ chỉ đơn thuần là những con người phàm tục. Tuyệt đối nghiêm cấm người Muslim thờ phượng họ hoặc dùng họ như một trung gian để đến với Thượng Đế. Người Muslim không bao giờ cầu khẩn họ, van xin đến họ, hoặc tìm kiếm lòng khoan dung và sự tha thứ của Thượng Đế thông qua họ hay từ chính bản thân họ. Do đó, thuật ngữ 'Muhammadanism' (chủ nghĩa Mohammad) là một sự xúc phạm và không bao giờ được áp dụng đối với người Muslim. Từng cá nhân các vị Nabi và Thiên Sứ đã dạy rằng tất cả các hành động như thế đều là Đa Thần giáo, và bất cứ ai tham gia trong đó thì sẽ nằm ngoài khuôn phép của Islam.
Suốt các giai đoạn của thời gian, Thượng Đế, Đấng ban cấp điều tốt lành, đã gởi các vị Nabi đến cho nhân loại trên khắp thế giới. Người Muslim phải tin rằng tất cả vị Nabi và các vị Thiên Sứ đều được cử đến bởi Thượng Đế. Thượng Đế có nói đến một số vị trong Kinh Qur'an. Trong số những người được nói đến là Adam, Noah, Abraham (Ibrahim), Moses (Musa), Giê-su (Ysa), và Mohammad (u).([6])
Tất cả các vị Nabi và các vị Thiên Sứ của Thượng Đế đã mang đến những dạy bảo về Islam. Trong suốt lịch sử, tất cả những người chỉ thờ một thần, những người phụng theo ý chí của Thượng Đế và theo những mặc khải của Thượng Đế được khải thị xuống cho các vị Nabi và các vị Thiên Sứ suốt thời gian của họ được xem là những người Muslim.
Việc có được sự thừa kế của Nabi Ibrahim (Abraham) là thông qua sự trung thành của một người với đức tin một thần duy nhất của Nabi Ibrahim và quy phục Thượng Đế, không phải bởi riêng một dòng dõi. Khi Moses (Musa) (u) đến và tuyên bố về sứ mạng Nabi của Người thì tất cả những ai thành thật đi theo Người trong việc thờ một Thượng Đế duy nhất là những người Muslim. Tương tự, khi Giê-su (Ysa) (u) đến và tuyên bố về sứ mạng Nabi của Người với các dấu hiệu rõ ràng và những phép lạ, nó bắt buộc đối với tất cả mọi người chấp nhận Người vô điều kiện nếu họ đã được coi là người Muslim. Tất cả những ai phủ nhận Jesus (Ysa) (u) trở thành những kẻ bất tin trong Islam vì đã phủ nhận điều đó.([7]) Phủ nhận hay không thích bất kỳ một Thiên Sứ nào của Thượng Đế không đủ tư cách là một Muslim. Những người Muslim được yều cầu phải yêu thương và kính trọng tất cả các vị Nabi cũng như các vị Thiên Sứ của Thượng Đế, những vị đã kêu gọi nhân loại thờ phượng Một Đấng Tạo Hóa Duy Nhất không gán cho Ngài bất kỳ một đối tác nào. Tất cả các vị Nabi và các vị Thiên sứ đều hoàn toàn quy phục Thượng Đế, đó là Islam.
Các vị Nabi, từ Adam (u) cho tới Mohammad (ﷺ), đều là huynh đệ trong đức tin. Tất cả họ đều kêu gọi mọi người đến với cùng một chân lý. Các vị Thiên Sứ khác nhau được Thượng Đế cử đến với các bộ giáo luật khác nhau để hướng dẫn và lãnh đạo con người, tuy nhiên cái cốt lõi của việc truyền dạy của họ đều như nhau. Tất cả họ đều kêu gọi con người tránh xa việc thờ phượng các tạo vật để đến với việc thờ phượng Đấng Tạo Hóa, Đấng Tối Cao.
Trong Islam, Mohammad (ﷺ) có một sự khác biệt của vị đưa tin cuối cùng của Thượng Đế và con dấu của các vị Nabi.([8]) Lý do cho điều này là, đầu tiên, vì Thượng Đế đã hoàn tất các sự mặc khải chỉ đạo cho con người và hoàn toàn bảo quản chúng trong Qur'an, thứ hai, vị Nabi và Thiên Sứ cuối cùng (ﷺ) đã dẫn dắt một cuộc sống gương mẫu cho 23 năm với sứ mạng Nabi của Người, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho thế hệ tiếp theo. Thượng Đế phán bảo trong Qur'an rằng không có vị Nabi hay vị Thiên Sứ nào sẽ đến tiếp sau Người nữa. Đây là lý do mà Mohammad (ﷺ) được biết như là con dấu kết thúc của các vị Nabi. Điều này có nghĩa rằng thiên luật của Thượng Đế đã được tiết lộ và thể hiện trong những lời dạy của Nabi Mohammad (ﷺ) là cho tất cả nhân loại cho tới Ngày Phục Sinh (Ngày Phát Xét cuối cùng). Để trở thành một người có đức tin thì bắt buộc phải tin Mohammad (ﷺ) và các giáo luật đã được mặc khải cho Người, cũng như phải tin vào tất cả các vị Nabi và các vị Thiên Sứ của Thượng Đế đã được Ngài cử phái đến trước đây. Mohammad và các vị Nabi, các vị Thiên Sứ (ﷺ) trước Người cũng phải tin, tuân lệnh và quy phục Thượng Đế Toàn Năng. Mặc dù những người Muslim tin tất cả các vị Nabi và các vị Thiên Sứ (ﷺ) của Thượng Đế, họ phải đi theo và thi đua noi theo sự chỉ dạy và tấm gương của vị Thiên Sứ cuối cùng Mohammad (ﷺ). Thượng Đế rất mực Độ Lượng, nói về Mohammad (ﷺ):
﴿وَمَا أَرْسَلْنَاكَ إِلَّا رَحْمَةً لِلْعَالَمِينَ١٠٧﴾ الأنبياء: ١٠٧
{Và TA đã phái Ngươi (Muhammad) đến như một hồng ân cho muôn loài.} Al-Ambiya: 107 (chương 21).
* Đức tin vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng
Những người Muslim phải tin, không được có bất kỳ sự ngờ vực nào, vào Ngày Phán Xét và phục sinh, thân xác sẽ được tạo hóa lại và linh hồn chắc chắn sẽ được nhập lại vào thân xác bởi quyền năng vô biên của Thượng Đế. Là Thượng Đế, Đấng Tập Hợp Loài Người, đã tạo hóa chúng ta lần đầu thì chắc chắn Ngài sẽ là Đấng Phục Sinh, Đấng sẽ mang chúng ta từ cái chết để đứng trình diện trước Ngài. Sau Ngày Phán Xét, cái chết sẽ không còn nữa, và sự tồn tại sẽ là vĩnh viễn. Ngày Phán Xét là từng người, từng cá nhân sẽ đứng trước Đấng Tạo Hóa và bị thẩm tra về tất cả những việc làm mà y đã làm. Vào ngày hôm đó, mỗi chúng ta sẽ nhìn thấy tỉ mỉ tất cả những kết quả mà chúng ta đã làm trước đây trong cuộc sống trần gian, dù là một việc tốt nhỏ nhất hay một việc xấu nhỏ nhất. Vào ngày đó, sự dối trá và sự gian lận sẽ không còn có thể nữa. Phần thưởng tốt nhất là Thiên Đàng còn hình phạt là Hỏa Ngục. Thiên Đàng và Hỏa Ngục là những nơi tồn tại đích thực. Chúng không phải là biểu tượng hay ẩn dụ.
Thượng Đế, Đấng công nhận và ban thưởng cho những việc làm tốt, mô tả Thiên Đàng (Vườn Thiên Đường) như một nơi tuyệt vời của niềm vui vĩnh viễn, được phủ đầy các ngôi vườn tuyệt đẹp với các dòng sông chảy phía dưới. Trong Thiên Đàng, không nóng bức cũng không lạnh rét, không bệnh tật cũng không mệt mỏi, không có một điều xấu nào tồn tại trong đó. Thượng Đế, Đấng ban cấp sự yên bình, sẽ loại bỏ các căn bệnh từ tim và cơ thể của các cư dân trong đó, và tất cả mọi thứ một lời chúc sẽ được ban cấp. Lời chúc tốt đẹp đó sẽ được nói với những người được vào Thiên Đàng, "Thiên Đàng này bạn được hưởng nó như là một kết quả của lòng thương xót của Thượng Đế và việc làm tột của bạn". Niềm vui sướng lớn nhất trong các niềm vui ở ngày sau là những người có đức tin được ban cho khả năng nhìn thấy diện mạo của Thượng Đế, Đấng Tối Cao. Là một người Muslim bản thân nó không đảm bảo được Thiên Đàng, trừ phi một người chết trong tình trạng Islam và phục tùng Thượng Đế một Đấng duy nhất.
Thượng Đế, Đấng thanh toán, mô tả Hỏa Ngục như một nơi khủng khiếp trường cữu, ngoài sức tưởng tượng, lửa của nó lấy nhiên liệu đốt bằng con người và đá. Khi các thiên thần lạnh lùng đặt con người vào Hỏa Ngục, họ sẽ bảo:
﴿ثُمَّ يُقَالُ هَذَا الَّذِي كُنْتُمْ بِهِ تُكَذِّبُونَ١٧﴾ المطففين: ١٧
{Chúng (những người Kafir) được bảo: Đây là cái mà các ngươi thường phủ nhận } Al-Mutoffifeen: 17 (chương 83).
Chúng ta tin Thượng Đế là Đấng Thương Xót, Đấng Khoan Dung; tuy nhiên, Ngài cũng rất mực nghiêm khắc trong việc trừng phạt đối với những ai đáng bị trừng phạt.
Công lý của Thượng Đế là tuyệt đối và hoàn hảo. Vào Ngày Phán xét, tất cả mọi việc làm sẽ được phơi bày và từng người sẽ được xét xử một cách công minh. Chúng ta sẽ không vào Thiên Đàng bởi việc làm của chúng ta mà bởi lòng nhân từ và khoan dung của Thượng Đế.
* Đức tin vào số mệnh được Thượng Đế định sẵn
Thượng Đế, Đấng không bị lệ thuộc bởi thời gian, biết tất cả mọi thứ, mọi sự việc đang diễn ra trong tạo hóa của Ngài. Từ quan điểm của chúng sinh thời như chúng ta, điều này có nghĩa rằng Thượng Đế, Đấng luôn quan sát và theo dõi, biết hết tất cả mọi thứ, mọi sự việc đã xảy ra trong quá khứ, mọi thứ và mọi sự việc đang diễn ra, và những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Kiến thức của Thượng Đế là hoàn hảo và vô tận. Thượng Đế là Đấng Hiểu Biết Tất Cả, và tất cả những gì Ngài biết sẽ xảy ra.
Thượng Đế, Đấng Chủ Quyền, có toàn quyền trên mọi tạo vật của Ngài. Mọi sự vật tồn tại trong sự tạo hóa của Ngài và mọi hiện tượng xảy ra là một kết quả trực tiếp chiếu theo phép tạo hóa của Ngài. Không có thứ gì hay hiện tượng nào trong tạo vật của Ngài xảy ra nằm ngoài quyền lực, ý chí và kiến thức của Ngài.
Ý Chí Tự Do Của Con Người
Một phương diện quan trọng của Islam là mỗi con người có ý chí tự do để lựa chọn giữa cái đúng và cái sai. Thượng Đế, Đấng Ban Cấp, đã cho con người một vinh dự có được món quà vĩ đại này. Nhưng nó đi kèm với trách nhiệm nặng nề và vào Ngày Phán Xét, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng món quà đó.
Ý chí tự do của con người không có bất kỳ mâu thuẫn nào với thực tế của Thượng Đế, Đấng Chứng Giám, biết tất cả mọi thứ và mọi sự việc sẽ xảy ra trong tạo hóa của Ngài. Một số người có thể sẽ hỏi, "Nếu như Thượng Đế biết tôi sẽ phạm một tội ngày mai, thì điều đó là không thể tránh khỏi rằng tôi làm thế vì kiến thức của Thượng Đế và nó không thể sai được, và những gì Thượng Đế biết sẽ xảy đến". Kiến thức của Thượng Đế về ý định của một người này không có nghĩa là y bị bắt buộc phải thực hiện ý đính đó.
Con người có ý chí tự do không có bất kỳ mâu thuẫn nào đối với quyền năng làm chủ của Thượng Đế trên mọi thứ trong tạo vật của Ngài cũng không mâu thuẫn với thực tế rằng không có gì xảy ra trong tạo hóa ngoại trừ những gì Thượng Đế muốn. Ai đó có thể nói, "Bởi vậy, tôi không có ý chí tự do. Ý chí tự do của tôi chỉ là ảo tưởng". Trái lại, Thượng Đế đã tạo hóa trong bản thân mỗi người chúng ta khả năng để xây dựng một ý định. Thượng Đế muốn chúng ta có thể quyết định sự lựa chọn riêng của chúng ta. Khi một người quyết định một lựa chọn, Thượng Đế, với ý chí tối thượng của Ngài, tạo ra các hành động và hoàn cảnh cho phép ý định của người đó được thực hiện. Đó là ý chí của Thượng Đế muốn con người có ý chí tự do. Thượng Đế không phải luôn hài lòng với các quyết định của con người, nhưng Ngài muốn họ có thể làm các quyết định bằng sự tự do lựa chọn của riêng họ. Một ví dụ cho sự việc này là ý muốn làm một việc tốt của một người. Việc tốt có thể không bao giờ được thực hiện, nhưng Thượng Đế có thể ban thưởng cho một người vì ý định của y muốn làm một việc tốt. Nếu như việc tốt đó xảy đến, tức là ý của Thượng Đế đã cho phép nó xảy ra, và Thượng Đế sẽ thưởng cho cả hai ý định và hành động. Nói cách khác, Thượng Đế, Đấng thẩm phán, có thể thưởng cho bạn về những ý định làm việc tốt nhưng không thực hiện được; tuy nhiên, Ngài không trừng phạt người có ý định xấu khi không hành động.
Không Có Sự Cưỡng Ép Trong Đạo Giáo
Từ điểm nhấn mạnh về ý chí tự do lựa chọn, nó cho thấy rằng Islam chỉ có thể được chấp nhận bởi sự tự do lựa chọn. Mục đích của đời sống con người là thờ phượng Thượng Đế theo ý chí tự do riêng của y. Do đó, vấn đề của đức tin có giá trị chỉ khi chúng được chấp nhận trên cơ sở tự do lựa chọn. Nếu một người bị ép buộc chấp nhận bất kỳ một đạo giáo nào thì sự chấp nhận đó là sai và không có giá trị. Thượng Đế, Đấng Từ Bi, bảo:
﴿لَا إِكْرَاهَ فِي الدِّينِ قَدْ تَبَيَّنَ الرُّشْدُ مِنَ الْغَيِّ فَمَنْ يَكْفُرْ بِالطَّاغُوتِ وَيُؤْمِنْ بِاللَّهِ فَقَدِ اسْتَمْسَكَ بِالْعُرْوَةِ الْوُثْقَى لَا انْفِصَامَ لَهَا وَاللَّهُ سَمِيعٌ عَلِيمٌ﴾ البقرة: ٢٥٦
{Không có việc cưỡng bách (tín ngưỡng) trong lĩnh vực tôn giáo. Chắc chắn Chân lý và Lẽ phải bao giờ cũng khác biệt với điều ngụy tạo và sự sai lạc. Bởi thế ai phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Thượng Đế, thì chắc chắn sẽ nắm vững chiếc cán (hay sợi dây cứu rỗi) không bao giờ đứt. Bởi vì Thượng Đế hằng nghe và hằng biết (mọi việc).} Al-Baqoroh: 256 (chương 2).
Năm Trụ Cột Của Islam
Có năm hành động bắt buộc trong việc thờ phượng rằng mỗi người Muslim phải có bổn phận thực hiện chúng. Không làm như vậy là một tội nghiêm trọng. Dinh thự của Islam dựa trên năm trụ cột này. Một người không thể là người Muslim nếu như y từ chối rằng bất kỳ một trong các hành vi này là bắt buộc. Năm bổn phận bắt buộc của người Muslim là những điều sau đây:
a. Sự tuyên thệ đức tin, 'Chứng nhận rằng không có Đấng thờ phượng nào là đúng thực ngoại trừ Thượng Đế Allah, và Mohammad là vị Thiên Sứ của Ngài' (Shahadah)
b. Dâng lễ cầu nguyện năm lần một ngày (Salah)
c. Đóng thuế an sinh hàng năm cho người nghèo khó (Zakah)
d. Nhịn chay nguyên tháng Ramadan (Sawm)
e. Thực hiện chuyến hành hương đến Makkah (Hajj)
* Sự tuyên thệ đức tin (Shahadah)
Là điều bắt buộc cho người nào có ý định gia nhập Islam phải tin và phải nói, 'Tôi chứng nhận rằng không có thần đúng thực nào ngoài Thượng Đế Allah và Mohammad là vị Sứ giả của Ngài'. Với sự tuyên thệ đơn giản, quan trọng và mạnh mẽ này, một người sẽ được xem là một Muslim. Không có lễ kết nạp vào Islam.
Các khái niệm trong lời tuyên thệ đức tin có thể được giải thích bằng cách phân tích từng cái trong ba phần của lời tuyên thệ. Phần đầu tiên 'Không có thần nào đích thực...' là một sự phủ nhận đa thần.([9]) Đó là một phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ thần linh ngoài Thượng Đế Allah, hoặc bất kỳ một thực thể nào chia sẻ trong bất kỳ thuộc tính nào của Thượng Đế. Phần thứ hai "... ngoại trừ Thượng Đế Allah" là một sự khẳng định giáo lý độc thần. Thượng Đế Allah là Đấng duy nhất xứng đáng được thờ phượng.
"Mohammad là vị Sứ Giả của Thượng Đế" là phần thứ ba của lời tuyên thệ đức tin. Nó là một khẳng định về sứ mạng Nabi của Mohammad (ﷺ) như là một vị Nabi và vị Thiên Sứ cuối cùng của Thượng Đế.([10]) Điều này đòi hỏi một sự thừa nhận vô điêu kiện của Qur'an và các câu nói đích thực và truyền thống của Mohammad (ﷺ).
Bằng sự tin tưởng và nói lời chứng nhận đức tin, có nghĩa là một người sẽ chối bỏ tất cả mọi thứ thờ phượng sai trái và xác nhận rằng Thượng Đế là Đấng duy nhất đáng được thờ phượng. Thượng Đế không có kẻ ngang hàng và đối tác. Thượng Đế hứa rằng khi một người khẳng định và chân thành nói, "Tôi chứng nhận rằng không có thần linh đích thực ngoại trừ Thượng Đế duy nhất, và Mohammad là vị Sứ giả của Ngài," tất cả mọi tội lỗi của y trước kia sẽ được Ngài tha thứ. Những việc làm tốt của họ trước kia cũng có thể vẫn được ban thưởng bởi Thượng Đế, Đấng Hằng Tha Thứ.
* Dâng lễ nguyện năm lần một ngày (Salah)
Mỗi người Muslim được yêu cầu phải thực hiện nằm lần dâng lễ nguyện bắt buộc trong một ngày. Người Muslim quay mặt hướng về Makkah (Mecca) khi thực hiện các cuộc dâng lễ này, đối diện với căn nhà đầu tiên được xây dựng để thờ phượng Một Thượng Đế Duy Nhất là Allah. Ngôi nhà này được gọi là Ka'bah, một kiến trúc hình lập phương trống rỗng mà hiện nay đã nằm trong lãnh thổ Ả rập Xê-út. Nó được xây dựng bởi Abraham (Ibrahim) (u) và con trai của Người Ismael (u) để thờ phượng Một Đấng Duy Nhất và Chỉ có Một Đấng Đích Thực.
Một người phải nhớ rằng Islam không có bất kỳ di tích hay biểu tượng thần thánh nào cả. Chúng ta không thờ phượng Ka'bah; chúng ta chỉ thờ phượng Thượng Đế và quay mặt về Ka'bah. Việc quay mặc về Ka'bah để dâng lễ nguyện là biểu hiện hợp nhất của những người thờ phượng trong cuộc dâng lễ của họ hướng về Một Thượng Đế Duy Nhất. Bất kỳ người nào thờ phượng Ka'bah hoặc bất kỳ tạo vật gì khác thì bị xem là kẻ thờ bụt tượng, để đặt nó rõ ràng, các vật liệu xây dựng tạo nên ngôi nhà này không có nhiều thiêng liêng hơn bất kỳ vật liệu xây dựng nào khác.
Các cuộc dâng lễ nguyện này diễn ra trong ngày và đêm, và chúng là một sự nhắc nhở thường xuyên về bổn phận của một người trong việc phục tùng mệnh lệnh của Thượng Đế. Các cuộc dâng lễ nguyện là một liên kết trực tiếp giữa người thờ phượng và Thượng Đế. Đó là một cơ hội để chuyển đến Thượng Đế sự thờ phượng, sự tạ ơn, sự cầu xin tha thứ, và sự cầu xin hướng dẫn và lòng thương xót của Ngài.
Một người Muslim có thể tự nguyện thực hiện những cuộc dâng lễ nguyện thường xuyên hơn. Các cuộc dâng lễ nguyện, trong ý nghĩa sự khẩn cầu chung chung, có thể được thực hiện trong bất kỳ thời gian và địa điểm.
* Đóng thuế an sinh hàng năm cho người nghèo khó (Zakah)
Nó là một bổn phận tôn giáo của mỗi người Muslim giàu có đủ để tích lũy và giữ lại một số tiền tiết kiệm đủ để cho một phần của sự giàu có của mình đến những người nghèo mỗi năm. Số tiền bố thí này được gọi là Zakah trong tiếng Ả rập, nghĩa đen là "Sự thanh lọc". Tất cả mọi thứ đều thuộc về Thượng Đế, Đấng rất mực Độ Lượng, và của cải được nắm giữ trong niềm tin của con người. Việc đóng tiền bố thí này là một cách để những người có tài chính có thể tẩy sạch nguồn của cải trong sạch mà Thượng Đế đã ban cho họ. Ngoài ra, nó còn là phương tiện trực tiếp để đóng góp của cải cho xã hội và giúp đỡ những người nghèo và khó khăn. Zakah (của cải bố thí cho người nghèo và khó khăn) cũng tẩy sạch linh hồn cho người bố thí, làm giảm lòng tham và tăng cường lòng từ bi và rộng lượng trong nhân loại. Định mức của cải bố thí này là 2,5% tổng số tài sản tiết kiệm được trong một năm. Của cải bố thí này được đánh vào tiết kiệm, không phải thu nhập.
* Nhịn chay nguyên tháng Ramadan (Sawm)
Một người Muslim đến tuổi dậy thì phải nhịn chay trong tháng Ramadan (theo lịch Islam). Tháng này là tháng mang ý nghĩa quan trọng bởi vì những lời mặc khải đầu tiên của Qur'an được khải thị xuống cho Nabi Mohammad (ﷺ) diễn ra trong suốt tháng này. Một năm trong theo lịch Islam ngắn hơn dương lịch mười một ngày, cứ thế tháng Ramadan dần dần đi qua tất cả các mùa trong năm. Cũng giống như việc cho tiền bố thí là một hình thức tẩy sạch của cải còn nhịn chay là một hình thức tẩy sạch bản thân. Việc nhịn chay bắt đầu từ lúc rạng đông và kết thúc vào lúc mặt trời lặn, theo múi giờ địa phương của từng nơi. Suốt các giờ ban ngày, một người nhịn chay phải nhịn ăn, uống, và quan hệ vợ chồng.([11]) Những sinh hoạt này được phép bình thường trở lại từ khi mặt trời lặn cho tới rạng động hôm sau. Việc nhịn chay dạy kiên nhẫn và kiềm chế bản thân. Giống như dâng lễ nguyện, nhịn chay là một cách để chuyển đến Thượng Đế Allah sự thờ phượng thành tâm và trung thực. Hai ngày lễ lớn của người Muslim là 'Eid Al-Fitr' được ăn mừng ngay khi kết thúc Ramadan, và 'Eid Al-Adha được ăn mừng vào cuối cuộc hành hương Hajj. Việc nhịn chay nhắc nhở chúng ta nghĩ đến các hoàn cảnh của những người nghèo khó và cho chúng ta nhận thức được giá trị về các việc làm ân phước đơn giản mà chúng ta thường được trợ cấp, chẳng hạn như uống một ly nước tinh khiết hay ăn thức ăn.
* Thực hiện chuyến hành hương đến Makkah (Hajj)
Mỗi người Muslim bị bắt buộc làm chuyến hành hương đến thăm Ka'bah ở Makkah một lần trong đời nếu như y có đủ khả năng và phương tiện cho việc làm đó. Những người Muslim từ khắp thế giới tập trung lại vì mục đích thờ phượng và làm vui lòng Thượng Đế Duy Nhất. Hàng triệu người hành hương đến thăm Ka'bah và thực hiện Hajj hàng năm.
Nghi thức Hajj được bắt nguồn từ Nabi Abraham (Ibrahim) (u) và được bảo tồn và lưu giữ bởi Mohammad (ﷺ). Cuộc hành hương đến Makkah buộc những người hành hương phá vỡ rào cản về chủng tộc, kinh tế, và xã hội những thứ vẫn còn dịch hạch xã hội của họ. Nó cũng mời gọi mỗi người hành hương rèn luyện lòng kiên nhẫn, sự tự kiềm chế, và lòng mộ đạo.
Người hành hương mặc quần áo đơn giản, lột bỏ sự phân biệt giai cấp và văn hóa. Mỗi hành động thờ phượng bắt buộc này giữ cho chúng ta nhớ đến thượng Đế và nhắc nhở tất cả người Muslim rằng từ Thượng Đế chúng ta đến và rồi chúng ta sẽ quay về với Ngài.
Kinh Qur'an
Kinh Qur'an là thông điệp cuối cùng, nó chính xác là những ngôn từ của Thượng Đế được mặc khải một cách trực tiếp, đầy đủ và không có sự sai lầm nào, nó được đại thiên thần Gabriel (Jibril)([12]) mang xuống và in sâu vào trái tim của vị Nabi và Thiên Sứ cuối cùng, Mohammad (ﷺ). Kinh Qur'an được học và nhớ thuộc lòng bởi nhiều vị Sahabah (bạn đồng hành) của Mohammad (ﷺ) và truyền lại cho chúng ta bằng miệng một cách tỉ mỉ (lúc ban đầu) và rồi sau đó được ghi chép (giai đoạn hai) thành văn và được bảo quản trải qua nhiều thế kỉ.
Những kinh sách đến trước kinh Qur'an thông qua các vị Nabi và Thiên sứ (ﷺ) của Thượng Đế cũng được ban xuống từ Thượng Đế. Bằng cách mặc khải Qur'an, thông điệp của Thượng Đế được phục hồi và làm rõ. Kinh Qur'an là vô song trong các cách. Thượng Đế, Đấng Bảo Quản, đã bảo quản nó một cách hoàn hảo và đảm bảo cho nó khỏi sự sửa đổi và bóp méo cho đến khi kết thúc thời gian. Kinh Qur'an được xem, không chỉ bởi những người Muslim mà còn bởi các nhà lịch sử tôn giáo, như là các văn bản tôn giáo đích thực nhất giữa các tôn giáo trên thế giới.([13]) Không có kinh sách nào khác cho thấy chúng tiến đến với chúng ta trong hình thức hay ngôn ngữ gốc của chúng. Trong số đó, như các cuốn kinh được mặc khái xuống cho Abraham (Ibrahim) (u) đã không tiến đến thời chúng ta đầy đủ. Qua thời gian, các phần của các thánh thư được ghi chép lại còn một số phần khác bị loại bỏ, hoặc bị bóp méo thông điệp của chúng.
Thượng Đế không cho phép sự ô uế này xảy đến với kinh Qur'an bởi vì nó là kinh sách cuối cùng cho tất cả loài người cho đến Ngày Phát Xét.
Không có vị Nabi hay vị Thiên Sứ mới nào nữa sẽ được cử phái đến. Nếu Thượng Đế không bảo vệ Kinh Qur'an thì nó sẽ không bao giờ đến với chúng ta trong hình thức nguyên gốc và tinh khiết của nó. Bởi lý do này, Thượng Đế đã không ủy thác cho loài người việc bảo tồn kinh Qur'an.([14])
Sự bảo quản của Thượng Đế về các thánh thư trước đó cũng không phải là quan trọng bởi vì Ngài tiếp tục gửi một loạt các vị Nabi và các vị Thiên Sứ cho con người. Bộ luật thể hiện trong các thánh thư cũ không ở dạng hoàn chỉnh cuối cùng của nó. Với mệnh lệnh của Thương Đế, Jesus (Ysa) (u) đã đến với các sự cải biến về luật, Ví dụ, việc làm cho hợp pháp một số điều mà trước đây là trái pháp luật mà không thực hiện bất kỳ thay đổi khái niệm cốt lõi của giáo lý độc thần.
Một đặc tính độc đáo khác của kinh Qur'an là, nó là một phép lạ tuyệt diệu của chính nó. Phép lạ là một hiện tượng đi ngược lại với trật tự tự nhiên của sự vật và rõ ràng thể hiện sự can thiệp trực tiếp của Thượng Đế, Đấng toàn năng.
Tất cả các vị Nabi và các vị Thiên Sứ đã mang các phép lạ từ Thượng Đế mà rõ ràng đã chứng minh tính xác thực về tuyên bố sứ mệnh Nabi của họ. Abraham (Ibrahim) (u) đã sống sót khi bị ném vào một đám cháy rực mà không bị một sự tổn hại nào. Moses (Musa) (u) giơ cây gậy của Người lên thì biển chẻ làm đôi cho Người đi qua bằng sự thương sót của Thượng Đế. Jesus (Ysa) (u), con trai của bà Mary (Mar-yam), chạm vào người chết và người ốm nặng vô phương cứu chữa và làm cho họ sống lại và phục hồi sức khỏe bằng sự cho phép của Thượng Đế. Tất cả những phép lạ này cho thấy tính hợp pháp, hợp lệ của các vị Nabi và các vị Thiên Sứ, nhưng những phép lạ này chỉ có thể chứng kiến bởi những người đã thực sự có mặt tại thời điểm đó.
Sứ mạng Nabi của Mohammad (u) cũng tương tự được xác nhận bởi các sự kiện kỳ lạ và điều quan trong hơn cả là sự kỳ diệu của Kinh Qur'an. Thượng Đế đã thách thức tất cả những ai nghi ngờ về tính xác thực của Qur'an làm ra một chương đơn lẻ giống như một chương của Qur'an. (Nó còn chỉ ra rằng các chương nhỏ nhất của Qur'an chỉ gồm ba câu thơ ngắn). Điều này đã không bao giờ thực hiện được mặc dù đã có rất nhiều người trong suốt lịch sử qua muốn làm mất uy tín của Qur'an và gạt bỏ Islam. Thượng Đế vẫn thách thức trong thời gian còn lại cho tới Ngày Phán Xét. Một trong số các phép lạ của Qur'an là, nó là đỉnh cao của văn học xuất chúng. Nó có một phong cách không giống một tác phẩm văn xuôi nào khác trong ngôn ngữ Ả rập, một phong cách không thể bắt chước được. Kinh Qur'an là dành cho tất cả mọi người và nó sẵn có cho chúng ta trong ngôn ngữ gốc của nó, một ngôn ngữ đang tồn tại, đó là ngôn ngữ Ả Rập, thứ tiếng mà vẫn còn được sử dụng phần lớn trên toàn thế giới bởi hàng triệu người. Các văn bản ban đầu của nhiều cuốn sách tôn giáo khác đã bị mất theo thời gian và ban đầu chúng được viết bằng thứ ngôn ngữ mà giờ đây chúng không còn được dùng để nói thông thường nữa.
Không một lời nào trong Qur'an là lời nói của Mohammad (ﷺ), mà tất cả toàn là lời nói của Thượng Đế. Mohammad (ﷺ) đích thực không biết đọc hay biết viết. Người đọc xướng kinh Qur'an một cách chính xác vì nó được mặc khải xuống cho Người bởi đại thiên thần Gabriel (Jibril) (u), trong khi các vị Sahaba (bạn đồng hành) của người, bằng cách truyền đạt trực tiếp của Người, họ đã thu nhận bằng cách ghi chép và học thuộc lòng nó. Kinh Qur'an là lời phán trực tiếp của Thượng Đế. Do đó, Kinh Qur'an là cuốn sách duy nhất chúng ta có ngày hôm nay được biết đến là tác phẩm của Thượng Đế. Không có một phiên bản nào khác của Qur'an. Mặc dù có nhiều bản dịch ý nghĩa của Qur'an, nhưng chúng gần như không kỳ diệu và hay bằng Qur'an nguyên gốc tiếng Ả rập. Đây là một ví dụ của Qur'an, chương 112 bằng nguyên bản A Rập:
﴿قُلْ هُوَ اللَّهُ أَحَدٌ١ اللَّهُ الصَّمَدُ٢ لَمْ يَلِدْ وَلَمْ يُولَدْ٣ وَلَمْ يَكُنْ لَهُ كُفُوًا أَحَدٌ٤﴾ الإخلاص: ١ - ٤
Bản dịch tiếng Anh về ý nghĩa nội dung:
"In the name of God, The Most Gracious, The Most Mercyful
{1. Say: He is God, The One and Only; 2. God, The Eternal, Absolute; 3. He begets not, nor was He begotten; 4. And there is none comparabel unto Him."} Al-Ikhlos.
Bản dịch tiếng Tiếng về ý nghĩa nội dung:
"Nhân danh Thượng Đế, Đấng rất mực Độ Lượng, Đấng rất mực Khoan Dung.
{1. Hãy bảo (họ): Ngài là Thượng Đế, Một Đấng Duy Nhất; 2. Thượng Đế, Đấng Tự Hữu, Đấng hoàn toàn Độc Lập; 3. Ngài Không sinh đẻ ai, cũng không do ai sinh ra; Và không có một ai có thể so sánh với Ngài đặng.} Al-Ikhlos.
Nabi Mohammad (ﷺ) & Đường Lối (Sunnah) Của Người
Mohammad (ﷺ) sinh năm 570 dương lịch, thuộc dòng dõi hai vị Nabi cao quý và danh dự của Thượng Đế, đó là Abraham (Ibrahim) (u) và con trai cả của Người, Ismael (u). Mohammad (ﷺ) đã lớn lên với danh hiệu là 'Người đáng tin cậy'. Vào độ tuổi bốn mươi, Mohammad (ﷺ) được Thượng Đế chọn làm vị Nabi và Thiên Sứ cuối cùng.
Sunnah (Đường lối) đề cập đến những câu nói, hành động, và sự chấp thuận ngầm của Nabi Mohammad (ﷺ). Sự tường thuật và kể lại về Sunnah được gọi Hadith, và chúng được thu thập trong các quyển sách nổi tiếng. Giống như kinh Qur'an, Sunnah là cảm hứng được mặc khải từ Thượng Đế thông qua Nabi Mohammad (ﷺ). Nó không giống như Qur'an ở chỗ là nó không phải là những lời văn trực tiếp từ Thượng Đế. Những lời dạy đến từ Thượng Đế (Thiên Khải) và những lời được nói từ Nabi Mohammad (ﷺ) (Một khuôn mẫu cho nhân loại). Sunnah cũng được bảo quản một cách kỹ càng,
Bắt buộc đối với người Muslim là họ phải noi theo Sunnah của Nabi Mohammad (ﷺ). Trong Qur'an, Thượng Đế sắc lệnh bảo những người tin tưởng phải vâng lời và tuân thủ theo Thiên Sứ (Vị Đại Diện). Thượng Đế phán bảo,
﴿يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا أَطِيعُوا اللَّهَ وَأَطِيعُوا الرَّسُولَ ﴾ النساء: ٥٩
{Hãy tuân lệnh Thượng Đế, và hãy vâng lời Thiên Sứ.} Al-Nisa: 59 (chương 4).
Mục đích của cuộc sống là phụng sự và tuân lệnh Thượng Đế. Đây là thành tựu đạt được thông qua những chỉ dạy và thực hành của Nabi (ﷺ), Thượng Đế phán bảo,
﴿لَقَدْ كَانَ لَكُمْ فِي رَسُولِ اللَّهِ أُسْوَةٌ حَسَنَةٌ لِمَنْ كَانَ يَرْجُو اللَّهَ وَالْيَوْمَ الْآخِرَ وَذَكَرَ اللَّهَ كَثِيرًا٢١﴾ الأحزاب: ٢١
{Chắc chắn nơi Sứ giả của Thượng Đế các người có được một gương mẫu tôt đẹp nhất đối với những ai hy vọng về (việc gặp gỡ) Thượng Đế và Ngày (Phán Xử) cuối cùng, và tưởng nhớ Thượng Đế nhiều nhất.} Al-Ahzaab: 21(chương 33).
Nabi (ﷺ) đã hướng dẫn cho người Muslim cách thực hiện tất cả mọi phương diện thờ phượng. Người qua đời ở độ tuổi 63 (vào năm 632 dương lịch) và được chôn cất tại ngôi nhà của Người tại thành phố Medinah (Yathrib). Người luôn chào đón và chia tay các vị Sahabah (bạn đồng hành) của Người với những lời chào và lời cầu chúc an lành, và đây là một điều răn dạy cho tất cả người Muslim. Trong vòng một thế kỷ, Islam đã lan rộng qua ba châu lục, từ Trung Quốc ở châu Á, qua châu Phi, và vào đến Tây Ban Nha ở châu Âu.
Những Nguy Hiểm Của Việc Đổi Mới Trong Islam (Bid'ah)
Thượng Đế sắc lệnh bảo người Muslim không được phân chia nhau thành các môn phái. Sự đổi mới và phân chia trong các vấn đề tôn giáo và thờ phượng trong Islam được xem là một việc làm gây ô uế, sai quấy, và lệch lạc. Những lệch lạc kinh tởm ban đâu là từ vấn đề giáo lý độc thần, như là việc thờ phượng tạo vật, là những kết quả nằm trong sự quy tội của Thượng Đế. (Tuy nhiên, sự đổi mới trong các vấn đề khác, như trong khoa học và kỷ thuật để cải thiện đời sống, luôn được khuyến khích.) Thượng Đế, Đấng Thương Xót, đã bảo ban chúng ta thông qua vị Nabi cuối cùng của Ngài, Mohammad (ﷺ), lúc Mohammad (ﷺ) gần cuối đời, Người đã hoàn tất đạo giáo Islam. Người Muslim phải thừa nhận rằng bất kỳ thay đổi nào trong các vấn đề thờ phượng đều bị nghiêm cấm triệt để. Không có sự thay đổi được đưa ra bởi con người, những người thường xuyên chịu ảnh hưởng của quỷ Sa-tăng, có thể có thêm bất cứ điều gì tích cực nhưng chúng sẽ chỉ đóng góp vào sự suy thoái của tôn giáo đã được hoàn thành một cách hoàn hảo do Thượng Đế thiết lập. Tất cả mọi sự đổi mới về đạo giáo đều dẫn tới sự lệch lạc, và tất cả mọi lệch lạc đều dẫn tới Hỏa Ngục. Con người không được phép có bất kỳ lệch lạc nào (bổ sung hay xỏa bỏ), dù chỉ là một sự việc rất nhỏ chỉ bằng đơn vị đo của nhiệt độ, trong các vấn đề thờ phượng.([15]) Nếu như có bất kỳ sự thay đổi nào được cho phép, những sai lệch sẽ được pha trộn bởi các thế hệ tương lai, và kết quả sẽ là một tôn giáo nhân tạo, không phải là Islam như nó đã được hoàn thiện bởi Thượng Đế, Đấng Đích Thực. Để xây dựng một đức tin bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận một giỏ mua hàng hoặc theo sau người mù của bất kỳ nhà lãnh đạo tôn giáo là không thể chấp nhận.
Việc thay đổi các luật qui định của Thượng Đế là điều bị nghiêm cấm trong Islam. Thượng Đế sẽ kết tội những nhà lãnh đạo tôn giáo nào thay đổi các giáo luật và giáo lý của Thượng Đế. Bất kỳ người nào nổ lực thực hiện những thay đổi đặt vị trí của y ngang cấp với Thượng Đế, là phạm tội đa thần giáo.
Một ví dụ về điều này sẽ làm cho giết hại người vô tội hợp pháp. Các luật của Thượng Đế là hoàn hảo và không cần được 'đổi mới hay hiện đại hóa' bởi bất kỳ ai. Thượng Đế cho phép chúng ta sự tự do để tuân thủ hoặc không tuân theo Ngài bằng cách chọn lựa theo tôn giáo của Ngài hoặc làm theo ý riêng của chúng ta. Tuy nhiên, Ngài nghiêm cấm chúng ta thay đổi các giáo luật và giáo lý của Ngài.
(Thật thú vị khi lưu ý rằng mặt trăng lưỡi liềm không phải là đại diện của tôn giáo Islam, như Nabi Mohammad (ﷺ) không bao giờ sử dụng hay đề cập đến nó. Đó là một biểu tượng ngoại giáo và một sự đổi mới mang lại bởi các thế hệ sau này như một biểu tượng chính trị. Thật đáng buồn, nó thường được hiểu sai lầm như là một biểu tượng của Islam).
Câu Chuyện Về Nabi Adam & Eva (Hauwa)
Câu chuyện về Adam và Eva được nói đến trong Qur'an. Mặc dù nó tương tự trong nhiều cách để những gì được tìm thấy trong các tàn dư còn sót lại của thánh thư trước đó, một số nguyên tắc quan trọng khác.
Thượng Đế đã thông báo với các Thiên Thần rằng Ngài sẽ đặt một loài mới trên trái đất. Thượng Đế đã tạo hóa Adam (u), bằng cách nặn Người từ loại đát sét. Ngài thổi linh hồn vào Adam (u), dạy Người các tên của tất cả vạn vật, và Ngài tạo từ một linh hồn đó người vợ của Người, Eva. Thượng Đế đã cho phép họ cư ngụ nơi Thiên Đàng với ý chí tự do. Thượng Đế nói với các Thiên Thần, "Cuối xuống chào Adam" (Họ thực hiện hành vi đó trong hình thức tôn kính chứ không phải hình thức thờ phượng). Sa-tăng đã có mặt trong số các Thiên Thần, dù không phải là một trong số họ. Hắn thuộc loài Jinn,([16]) một loài tạo vật có ý chí tự do mà Thượng Đế đã tạo hóa trước Adam (u) từ một ngọn lửa không có khói. Khi Thượng Đế ra lệnh bảo các Thiên Thần và những vị đồng hành của họ cuối xuống trước Adam (u), tất cả đều làm theo trừ Sa-tăng, hắn đã từ chối một cách ngạo mạng, hắn bảo hắn tốt hơn Adam (u) bởi vì hắn được tạo ra từ lửa, trong khi Adam (u) thì được tạo ra từ đất sét. Thực sự, Sa-tăng là kẻ phân biệt chủng tộc đầu tiên.
Sa-tăng đã rơi khỏi lòng ân sủng của Thượng Đế. Thượng Đế, Đấng Thanh Toán, kết tội hắn về sự bất tuân của hắn, nhưng Sa-tăng đã yêu cầu Thượng cho hắn thời gian cho đến Ngày Phán Xét, để hắn làm cho Adam (u) và con cháu của Người không còn xứng đáng. Sa-tăng nói, "Quả thật, tôi sẽ cám dỗ họ và chắc chắn tôi sẽ khơi dậy trong họ sự ham muốn vô ích." Thượng Đế chấp thuận trì hoãn thời gian cho hắn như là một sự thử nghiệm cho nhân loại. Thượng Đế biết điều mà Sa-tăng không biết. Điều quan trọng cần lứu ý rằng Sa-tăng sẽ không bao giờ có bất kỳ cách nào có thể 'chiến tranh' với Thượng Đế, bởi lẽ, cũng giống như mọi vật khác, hắn chỉ là tạo vật của Thương Đế. Sa-tăng tồn tại chỉ bằng ý chí của Thượng Đế; hắn hoàn toàn dưới quyền của Thượng Đế. Nếu như Thượng Đế không muốn Sa-tăng hoặc những kẻ hộ trợ hắn tồn tại thì chúng sẽ không thể tồn tài dù chỉ là sự tồn tại trong chốc lát.
Islam không gán cho Sa-tăng bất kỳ quyền năng nào cùng với Thượng Đế. Hắn không có thuộc tính hay bản chất thiêng liêng nào giống Thượng Đế. Islam bác bỏ quan điểm cho rằng Sa-tăng đã đi đến chiến tranh với Thượng Đế và đã lấy một phần ba các bộ phận chủ của Thiên đàng theo hắn. Sa-tăng là một kẻ thù được công khai của con người, nhưng hắn chỉ đơn thuần là một sinh vật, hoàn toàn phụ thuộc vào Thượng Đế cho sự tồn tại của mình.
Mặc dù kiêu ngạo, bị nguyền rủa, và bị mất đi sự sủng ái của Thượng Đế, Sa-tăng vẫn phục vụ một mục đích. Thượng Đế muốn con người có sự lựa chọn giữa cái đúng và sai. Ngài cho con người một khả năng bẩm sinh để thừa nhận Đấng Tạo Hóa và hướng về Ngài. Con người được coi là nguồn gốc tốt đẹp của thiên nhiên, được sinh ra tinh khiết trong trạng thái Islam (Sự quy phục). Sa-tăng và đạo quân của hắn là mệnh lệnh của điều xấu và chống lại điều tốt, tìm cách đánh lạc hướng nhân loại, kẻ thù công khai của hắn, đi vào điều xấu và thờ cúng thần tượng, rời xa giáo lý độc thần, rời xa sự công lý và con đường của Thượng Đế. Đấng Toàn Tri, mời gọi những người Muslim đến với điều tốt và tránh xa điều xấu. Bởi vì chúng ta áp dụng ý chí tự do, bằng cách chống lại sự cám dỗ của Sa-tăng, con người có thể đạt được một mức độ tuyệt vời của danh dự.
Sau đây là một phần tóm lược về sự thử nghiệm của Adam và Eva trong Thiên Đàng. Họ đã hưởng thụ hoàn toàn sự tự do và hạnh phúc trong Thiên Đàng. Thượng Đế đã bảo họ ăn cây trái của vườn Thiên Đàng một cách thoải mái và tùy thích theo ý muốn của họ. Ngài cấm họ đến gần một cái cây, và cảnh báo họ rằng nếu họ làm vậy, cả hai người họ sẽ là những người làm điều sai quấy. Sa-tăng đến và cám dỗ họ, nói rằng Thượng Đế chỉ cấm họ không ăn cây đó là bởi vì nó sẽ làm họ sống bất tử hoặc họ sẽ trở thành các Thiên Thần. Do đó, họ đã bị cám dỗ của Sa-tăng và đã ăn cây cấm đó.
Adam và Eva cảm thấy xấu hổ. Họ hướng về Thượng Đế để xám hối bằng cả lòng thành tâm và Thượng Đế, Đấng Hằng Tha Thứ, Đấng Rất Mực Khoan Dung, Đấng Rất Mực Nhân Từ, đã tha thứ cho họ. Islam rõ ràng bác bỏ khái niệm về tội nguyên tổ, hoặc quan niệm rằng tất cả con người được sinh ra đều mang tội lỗi vì những hành động của Adam. Không có con người nào phải chịu gánh vác tội lỗi của người khác (vì Thượng Đế là Đấng Công Bằng). Mỗi con người chỉ chịu trách nhiệm cho những hành động của bản thân mình và mỗi con người được sinh ra đều là người Muslim, tinh khiết và không tội lỗi. Điều quan trọng cần lưu ý rằng Islam không đỗ lỗi cho Eva. Cả hai người Adam và Eva đều có ý chí tự do. Cả hai người họ đã ăn cây cấm. Sự bất tuân và tội lỗi của họ là một liên doanh. Islam bát bỏ mọi ý kiến cho rằng những người phụ nữ là những quyến rũ thâm độc hoặc bị nguyền rủa với những gánh nặng của kinh nguyệt và đau đớn của việc sinh con do tội lỗi của Eva.
Thượng Đế trục xuất Adam và Eva khỏi Thiên Đàng và bắt họ phải cư ngụ trên trái đất. Thượng Đế đã nói với các Thiên Thần lúc ban đầu rằng Ngài sẽ đặt một loài tạo vật trên trái đất. Trái đất là nơi của Thượng Đế, từ thời điểm sáng tạo, kiến thức vô tận của Ngài đã muốn chúng ta hình thành.
Giê-su (Ysa) (u)
Giê-su (Ysa) (u) là một vị Nabi và Thiên Sứ của Thượng Đế. Người đã kêu gọi mọi người đến với một Thượng Đế Duy Nhất. Người chưa bao giờ tự tuyên bố mình là Thiên Chúa, cũng không bao giờ đề nghị được thờ phượng.
Người được sinh ra từ một người trinh nữ. Đây là một trong nhiều phép lạ mà Thượng Đế đã ban cho Giê-su (u). Giê -su(u) được sinh ra không cần cha. Thượng Đế phán bảo trong kinh Qur'an,
﴿إِنَّ مَثَلَ عِيسَى عِنْدَ اللَّهِ كَمَثَلِ آدَمَ خَلَقَهُ مِنْ تُرَابٍ ثُمَّ قَالَ لَهُ كُنْ فَيَكُونُ٥٩﴾ آل عمران: ٥٩
{Đối với Thượng Đế, trường hợp của Ysa (Giê-su) giống trường hợp của Adam. Ngài tạo Người từ đất bụi rồi phán cho Người: 'Hãy thành!' và Người thành như thế.} Ali I'mron: 59 (chương 3).
Thượng Đế đã tạo hóa Giê-su (u) cũng giống như Ngài đã tạo hóa các thứ khác trong sự tồn tại. Giê-su (u), Adam và Eva tất cả là sự tạo hóa độc đáo: Giê-su (u) được tạo ra không cần cha; Adam và Eva được tạo ra không cần cha hay mẹ. Còn số còn lại trong chúng ta tất cả được tạo ra từ người cha và người mẹ. Để tin rằng Giê-su (u) là con trai được sinh ra của Thượng Đế hoặc Thượng Đế có bất kỳ người thân như cha, mẹ, con trai, hay con gái, là gán thuộc tính sinh sản cho Đấng Tạo Hóa.([17]) Người Muslim tin điều này sẽ là đa thần giáo và nó hoàn toàn bị nghiêm cấm trong Islam. Tương tự như vậy, việc gán các thuộc tính của Thượng Đế cho các tạo vật của Ngài là một đại tội, cái tội mà trong Islam rõ ràng đi ngược lại với giáo lý độc thần. Niềm tin này là trái ngược với những lời dạy của tất cả các vị Nabi và các Thiên Sứ của Thượng Đế.([18]) Thượng Đế vượt ra ngoài bất kỳ tạo vật hay các thuộc tính nào của con người. Giê-su (u) là vị Messiah (Vị cứu tinh), vị Cứu thế, lời của Thượng Đế, một vị xức dầu (trong nghi lễ), được cử phái đến bởi Thượng Đế Rất Mực Nhân Từ như là một vị Nabi và Thiên Sứ.
Thượng Đế cũng nói cho chúng ta biết rằng Giê-su (Ysa) (u), con trai của Mary (Maryam), không chết, và Ngài đã đưa Giê-su (Ysa) (u) lên nơi Ngài. Những người Muslim tin rằng sự trở lại của Giê-su (Ysa) (u) sẽ là một dấu hiệu của Ngày Tận Thế. Khi Giê-su (Ysa) (u) trở lại, Người sẽ không đến như là một vị Nabi và Thiên Sứ mang những mặc khải mới. Mà đúng hơn, Người sẽ là một chỉ huy đầy đức tin và sẽ tiêu diệt Dajjaal, kẻ sẽ mang lại cho trái đất những thứ thách lớn và những điều xấu. Giê-su (Ysa) (u) sẽ đi theo bộ luật cuối cùng được mặc khải xuống cho Mohammad (ﷺ).
Tội Lỗi & Sự Sám Hối
Tội lỗi là bất tuân Thượng Đế một cách ý thức và cố ý. Tội lớn nhất và nặng nhất trong các tội là thờ đa thần, dù rằng bất kỳ hành vi vi phạm có chủ tâm các mệnh lệnh của Thượng Đế là một hành động tội lỗi. Thượng Đế, Đấng Ngăn Chặn, đã nghiêm cấm một số điều gây hại đến cá nhân hay xã hội. Giết người, hành hung, trộm cắp, lừa đảo, cho vay lấy lãi (chú thích 19), sự gian dâm hay thông dâm, ngoại tình, bủa ngải và ma thuật (chú thích 16), uống rượu, ăn thịt heo, và dùng các loại thuốc nghiện và các chất kích thích tất cả đều là những hình thức của hành vị phạm tội.
Islam bát bỏ học thuyết mắc tội tổ tông. Không một linh hồn nào sẽ phải gánh chịu tội lỗi của người khác, như vậy mới là một sự công bằng thực sự, bởi lẽ Thượng Đế, Đấng rất mực Nhân Từ, là Đấng Công Bằng. Mỗi người chúng ta đều phải bị thanh toán trước Thượng Đế, Đấng Hằng Thấy tất cả, về tất cả các việc làm riêng tư của chúng ta. Tuy nhiên, nếu một người xúi giục người khác phạm tội, cả hai đều sẽ phải bị trừng phạt. Người này sẽ phải chịu hình phạt cho hành động phạm tội còn người kia sẽ phải chịu hình phạt cho hành động xúi giục.
Khi một người phạm tội, y sẽ phải chịu sự trừng phạt của Thượng Đế. May mắn thay, Thượng Đế là Đấng rất mực Nhân Từ và Hằng Tha Thứ. Thượng Đế phán quyết theo kiến thức vô hạn và công lý. Những người Muslim không tin rằng Giê-su (Ysa) (u), con trai của Mary (Mar-yam) đã chết thay cho tội lỗi của nhân loại. Thượng Đế, Đấng rất mực Nhân Từ, sẽ tha thứ những ai Ngài muốn. Việc tin rằng, điều cần thiết cho Giê-su (Ysa) (u) phải chịu đau khổ và chết để tội lỗi của chúng ta được tha thứ là sự phủ nhận quyền lực vô biên và tính công bằng của Thượng Đế. Thượng Đế không giới hạn trong sự Nhân Từ của Ngài.
Thượng Đế, Đấng Đáp Lại lời khẩn cầu, hứa với chúng ta rằng Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta nếu như chúng ta quay về Ngài trong thành tâm sám hối. Việc Sám hối là vấn đề rất quan trọng. Nó là một cách thức để một người có thể đạt được sự cứu rỗi bởi lòng nhân từ của Thượng Đế. Sám hối không thể được công nhận một cách nhẹ nhàng. Sự sám hối gồm có các điều kiện sau đây:
1. Người đó phải thừa nhận và ý thức rằng y đã phạm tội và phải thật sự ân hận về việc làm đó.
2. Người đó phải hạ mình quay về Thượng Đế đễ khẩn cầu sự tha thứ của Ngài.
3. Người đó phải thành tâm kiên quyết không tái phạm.
4. Nếu tội gây hại đến một ai đó, người đó phải làm mọi nỗ lực có thể để khắc phục thiệt hại.
Điều này không có nghĩa là nếu như trong tương lai người đó trở lại phạm tội như cũ thì việc sám hối trước đây của y bị hủy bỏ. Những gì cần thiết là một cam kết nghiêm trang trong trái tim không phạm tội nữa. Bởi lẽ, chúng ta không biết những gì chúng ta sẽ nắm giữ được trong tương lai, cánh cửa sám hối luôn luôn được mở. Thượng Đế, Đấng Hằng Tha Thứ, luôn vui lòng khi con cháu của Adam quay về Ngài để xin sự tha thứ của Ngài. Việc sám hối là một hình thức thờ phượng.
Không ai có thể tha thứ tội lỗi ngoại trừ Thượng Đế. Người Muslim bị nghiêm cấm đi tìm sự tha thứ tội lỗi thông qua việc hướng đến một ai khác ngoài Thượng Đế, và tin tưởng điều này sẽ bị coi là người của đa thần giáo.
Cơ Cấu Tổ Thức Của Islam
Islam chú trọng rất lớn về mối quan hệ cá nhân với Thượng Đế. Khuôn khổ cho mối quan hệ này theo hướng dẫn được quy định bởi Qur'an và Sunnah. Mối quan hệ này, đến lượt nó, xác định các mối quan hệ của một người Muslim với tất cả mọi người, mà mang lại công lý, tổ chức, và hòa hợp xã hội. Kinh Qur'an nói,
﴿يَا أَيُّهَا النَّاسُ إِنَّا خَلَقْنَاكُمْ مِنْ ذَكَرٍ وَأُنْثَى وَجَعَلْنَاكُمْ شُعُوبًا وَقَبَائِلَ لِتَعَارَفُوا إِنَّ أَكْرَمَكُمْ عِنْدَ اللَّهِ أَتْقَاكُمْ إِنَّ اللَّهَ عَلِيمٌ خَبِيرٌ١٣﴾ الحجرات: ١٣
{Đối với Thượng Đế, người cao quý nhất là người ngay chính nhất trong các ngươi.} Al-Hujurot: 13 (chương 49).
Trí tuệ, đạo đức, sự hiểu biết về Islam, và trung thực trong thực hành là các nhà lãnh đạo tự nhiên Islam.
Islam không cụ thể để những người có thể trở thành một học giả. Bất cứ ai có đủ trí thông minh, học tập, và sự quyết tâm có thể phấn đấu trở thành một học giả, nhưng không phải tất cả mọi người sẽ có thời gian và nguồn lực để làm như vậy. Tất cả mọi người phải phấn đấu học hỏi càng nhiều càng tốt, để công nhận Thượng Đế là Đấng Duy Nhất, Đấng Ban Cấp kiến thức và sự hiểu biết.
Học giả đóng một vai trò then chốt trong xã hội Muslim. Y đã dành nhiều năm cho việc học hỏi và nghiên cứu về Islam. Các học giả không thể tha thứ tội lỗi, ban phúc cho người, hoặc thay đổi luật của Thượng Đế. Họ chỉ truyền đạt và phổ biến lại thông tin mà họ đã thu thập được bởi sự tham khảo Qur'an và Sunnah; bởi phẩm chất cao quý của họ, họ truyền cảm hứng cho người khác để được tốt hơn.
Một số đã dùng từ 'giáo sĩ' để miêu tả người học giả Muslim. Đây là một cách dùng từ sai. Không có một giáo sĩ chính thức nào, cũng không có một vị chức sắc và hệ thống cấp bậc nào cả. Mối quan hệ giữa cá nhân và Thượng Đế là một cách trực tiếp. Không ai bên cạnh Thượng Đế có thể tuyên bố cái gì hợp pháp và cái gì phạm tội. Không có một tạo vật nào có thể ban phúc cho một tạo vật khác. Mỗi cá nhân sẽ phải trực tiếp chịu sự thanh toán của Thượng Đế và Đấng Tạo Hóa của y.
Một người đến thăm một nhà thờ Islam nào đó có thể thấy một người đang chủ trì cho một tập thể cầu nguyện. Bất cứ khi nào những người Muslim cầu nguyện với nhau, họ phải chọn một cá nhân đứng ở phía trước và dẫn những người khác trong buổi cầu nguyện để tất cả có thể cầu nguyện trong sự đồng nhất và hòa hợp. Điều tốt nhất là chọn một người có kiến thức hơn hết về Qur'an và Islam. Người này được gọi là Imam, về mặt nghĩa đen của từ có nghĩa 'người dẫn đầu'. Vào giữa ngày thứ sáu, có một buổi cầu nguyện tập thể đặc biệt. Tất cả người Muslim nam giới được yều cầu đến tham dự; còn nữ giới chỉ mang tính tự nguyện. Buổi cầu nguyện hàng tuần này sẽ đi trước bằng một bài thuyết giảng ngắn. Người đưa ra bài thuyết giảng này phải là tốt nhất trong điều khoản của sự hiểu biết sâu sắc của ông về các nguyên tắc giáo lý và chuẩn mực của Islam.
Giáo Luật Islam
Giáo luật Islam có nền tảng từ Qur'an và Sunnah của Nabi Mohammad (ﷺ). Giống như Qur'an, Sunnah là một sự khải thị cảm hứng từ Thượng Đế. Giáo luật Islam bao trùm tất cả các phương diện của đời sống. Nó đề cập đến cách thức thờ phượng Thượng Đế và cách thức giao tế và quan hệ với những người khác. Thượng Đế ra lệnh cho những người tin tưởng làm những việc nhất định vầ cấm họ làm mốt số khác. Thượng Đế duy nhất, Đầng Toàn Tri, Đấng Công Bằng, có quyền quy định một số điều là hợp pháp và những điều khác là phạm tội và nghiêm cấm. Một xã hội Islam có thể lập ra bất kỳ bộ luật nào với múc đích cải thiện đời sống (ví dụ như luật giao thông) miễn sao nó không mâu thuẫn với giáo luật Islam. Thượng Đế, Đấng Hướng Dẫn và Đấng Quản Lý, khích lệ một số điều mà không mang tính ra lệnh và không khích lệ một số hành vi nhưng không nghiêm cấm hoàn toàn. Tất cả những huấn thị này gộp lại với nhau là hình thức pháp lý của Islam. Khi chúng ta thêm một thực tế là có những vấn đề mà luật Islam xem xét cho phép một cách đơn giản, điều này cho kết quả vào trong năm giới luật cơ bản theo đó các hành động của con người có thể được phân loại:
1. Bắt buộc
2. Khích lệ
3. Được phép
4. Không khích lệ
5. Nghiêm cấm
Giáo luật Islam là nguyên gốc từ bề trên. Lý do mà chúng ta tuân lệnh theo những luật này là bởi vì Thượng Đế ra lệnh cho chúng ta phải thi hành như thế. Chúng ta được khuyến khích tìm cách để hiểu được ý nghĩa và giá trị đằng sau giáo luật, nhưng chúng ta được yêu cầu tuân thủ ngay cả khi chúng ta không hoàn toàn hiểu được lý do tại sao. Sự thông hiểu là một món quà được ban tặng. Ví dụ, ăn thịt lợn bị nghiêm cấm bởi vì Thượng Đế bắt phải thế. Chúng ta cố nhịn không ăn thịt lợn với lý do đó, không phải bởi lý do chúng ta biết dựa theo khoa học rằng nó chứa mầm bệnh và nó là loại thịt không mấy lành mạnh. Ngay cả khi các nhà khoa học đã có thể di truyền giống lợn làm nó không bị bệnh và trở thành thực phẩm bổ dưỡng nhất, nó vẫn sẽ bị cấm ăn thịt lợn. (Tuy nhiên, một người có thể an thịt lợn để cứu sống bản thân y nếu như không có một sự lựa chọn nào khác và việc làm này không mang tội).
Nền tảng của giáo luật Islam là Qur'an và Sunnah. Thượng Đế xét thấy tôn giáo đa thần cho phép một nhà lãnh đạo tôn giáo thay đổi mệnh lệnh của Thượng Đế bằng cách hợp pháp hóa những gì Thượng Đế nghiêm cấm, hoặc bằng cách cấm những gì Thường Đế đã cho hợp pháp.([19]) Trong trần gian này, chỉ có Thượng Đế duy nhất quyết định cái gì là tốt và cái gì là tội lỗi. Vào ngày sau, chỉ có Thượng Đế duy nhất có quyền lực và trí tuệ khôn ngoan để ban thưởng cho ai làm điều tốt và trừng phạt những ai làm điều xấu.
Quy Định Về Cách Ăn Mặc Trong Islam
Islam thúc đẩy sự khiêm tốn và tìm cách giảm thiểu sự trụy lạc và phi đạo đức trong xã hội. Một trong những cách để hiệu quả điều đó là yêu cầu ăn mặc khiêm tốn. Islam đặt ra tiêu chuẩn đạo đức cho cả nam giới và phụ nữ.
Ở hầu hết các nước phương Tây đều có những luật qui định thế nào là phong cách lịch sự và tao nhã. Giá trị bình thường này là nam giới phải che đậy bộ phận sinh dục của anh ta còn phụ nữ phải che đậy bộ phận sinh dục và ngực của cô ta. Nếu yêu cầu tối thiểu này không được đáp ứng thì một người có thể bị tính cước phí cho việc phơi bày thiếu lịch sự. Lý do cho rằng sự khác biệt trong quần áo cần thiết giữa nam giới và phụ nữ trong vấn đề này là sự khác biệt trong giải phẫu học của họ.
Islam qui định cách ăn mặc thận trọng hơn cho cả nam và nữ. Trong Islam, cả nam giới và phụ nữ được yêu cầu ăn mặc đơn giản, khiêm tốn và với phong cánh nghiêm trang và đường hoàng. Nam giới phải luôn luôn che phủ cơ thể của mình với quần áo không bó sát và không để lộ phần từ rốn đến đầu gối. Đây là yêu cầu tối thiểu cho việc che kín cơ thể. Ví dụ như anh ta không thể đi ra ngoài công chúng trong bộ đồ tắm ngắn. Khi rời khỏi nhà, người phụ nữ Muslim ít nhất phải che phủ tóc và thân thể của mình trong quần áo rộng và không hở, che khuất các chi tiết của cơ thể mình trước công chúng; một số người cũng có thể chọn cách che mặt và hai bàn tay của mình. Ý nghĩa đằng sau qui định ăn mặc này là để giảm thiểu sự lôi cuốn tình dục và sự thoái hóa trong xã hội càng nhiều càng tốt cho cả nam giới và phụ nữ. Việc tuân thủ theo qui định ăn mặc này là một hình thức phục tùng Thượng Đế. Islam nghiêm cấm bất cứ sự hấp dẫn tình dục và sự lôi cuốn sinh lý bên ngoài hôn nhân. Trái lại, Islam khuyến khích sự hấp dẫn của cơ thể và quyến rũ tình dục đối với cả nam và nữ trong sự riêng tư giữa các cặp vợ chồng đã kết hôn.
Một số nhà quan sát phương Tây cho rằng việc che phủ đầu của một người phụ nữ có nghĩa là để hiển thị sự thấp kém hơn của cô với nam giới. Điều này quả là xa vời với sự thực. Trong Islam, người phụ nữ ăn mặc theo cách này là yêu cầu được tôn trọng, và thông qua sự khiêm tốn của mình cô từ chối tình trạng nô lệ tình dục. Thông điệp mà người phụ nữ đưa ra khi cô ta mặc theo phong cách Islam trong xã hội là, "Hãy tôn trọng tôi là ai. Tôi không phải là món đồ tính dục."
Islam dạy rằng những hậu quả của việc khiếm nhã và tính trơ trẽn không chỉ cá nhân mà còn khi xã hội cho phép phụ nữ và nam giới để trộn lẫn một cách tự do, phô bày bản thân, và cạnh tranh nhau quyến rũ người khác thông qua sự hấp dẫn tình dục. Những hậu quả này là đáng kể và không thể làm ngơ. Nó biến phụ nữ thành các món đồ tình dục cho sự khoái lạc và vui thú của đàn ông không được giải thoát. Thực tế, nó là một hình thức áp bức mất tính người đã bị loại bỏ bởi Islam. Sự giải phóng cho phụ nữ Muslim là cô được công nhận bởi giá trị phẩm chất của cô ta hơn là bằng việc phô bày các bộ phận cơ thể của cô ta. Từ quan điểm của Islam, 'sự giải phóng' phụ nữ phương tây, những người thường hay lo lắng về ngoại hình, dáng vẻ và tuổi trẻ của họ để phục vụ thú vui cho người khác, là đang bị mắc kẹt trong một hình thức của chế độ nô lệ.
Phụ Nữ Trong Islam
Phụ nữ và nam giới đều bình đẳng trước Thượng Đế. Cả hai đều bị thanh toán trước Thượng Đế. Họ đều nhận được phần thưởng của mình ở Ngày Sau bởi đức tin và việc làm tốt của họ.
Hôn nhân là khuyến khích mạnh mẽ và là một thỏa thuận pháp lý và một giao ước thiêng liêng của cả hai bên. Islam xem mọi người phụ nữ, đã kết hôn hay chưa kết hôn như một sự riêng tư về quyền cá nhân của cô ta. Tượng tự, cô ta có quyền sở hữu tài sản riêng của mình, có quyền kiếm tiền và tiêu xài nó như nam giới. Tài sản, của cải của cô ta không là tài sản của chồng cô ta sau khi kết hôn hay ly dị. Một người phụ nữ có quyền lựa chọn người mà cô muốn kết hôn và khi kết hôn họ tên của cô không thay đổi, đễ giữ sự tôn trọng cho dòng dõi của mình. Người phụ nữ có thể tìm kiếm sự ly dị nếu như hôn nhân của cô ta không duy trì được nữa.
Về mặt kinh tế, mỗi người đàn ông và phụ nữ là một thực thế pháp lý độc lập. Đàn ông và phụ nữ có quyền sở hữu tài sản riêng của mình, tham gia kinh doanh, và thừa kế từ những người khác. Cả hai có quyền bình đẳng để nhận được một nền giáo dục và tham gia vào việc làm có lợi, miễn sao không vi phạm các giáo luật của Islam.
Việc tìm kiếm và học hỏi kiến thức là điều bắt buộc đối với mỗi người Muslim, nam hay nữ. Loại kiến thức được nhấn mạnh nhất là kiên thức đạo giáo. Nó cũng được yêu cầu trong một xã hội phải có các giáo sư của cả hai giới để mang lại lợi ích cho cộng đồng. thí dụ, xã hôi cần những bác sĩ, những giáo viên, những cố vấn, những công tác viên xã hội, và nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Khi có sự thiếu hụt nhân sự có trình độ, có thể trở thành bắt buộc đối với phụ nữ hoặc đàn ông để đạt được chuyên môn trong các lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Muslim. Trong tình huống này, đường lối chỉ đạo của Islam được đề cao và tôn trọng.
Phụ nữ được khuyến khích tìm kiếm và học hỏi kiến thức Islam, theo đuổi những nỗ lực học tập của họ trong khuôn khổ của Islam, và phấn đấu để hoàn thành sự tò mò trí tuệ của mình. Để ngăn chặn bất cứ ai tiếp thu một nền giáo dục trái với giáo lý của Islam.
Người đàn ông có trách nhiệm chu cấp tài chính và bảo vệ gia đình của anh ta và cung ứng các nhu cầu cần thiết như là thức ăn, quần áo, và chỗ ở cho vợ, con cái, và (nếu cần) những người phụ nữ thân thuộc khác trong gia đình. Phụ nữ không phải chịu trách nhiệm cơ bản cho vấn đề này, ngay cả nếu như đã kết hôn. Nabi Mohammad (ﷺ) nói rằng người hoàn hảo nhất trong những người có đức tin là người đối xử tốt nhất đối với vợ của y.
Quan Niệm Trọng Nam Khinh Nữ & Thế Giới Người Muslim
Nhiều người nhận thấy Islam như là một tôn giáo thuộc chủ nghĩa trọng nam xem thường phụ nữ. Họ trích dẫn các điều kiện của phụ nữ ở một số nước Muslim để chứng minh quan điểm này.([20]) Sự sai lầm của họ là họ không tách riêng được văn hóa của một dân tộc từ các giáo lý đích thực của tôn giáo mà họ nói đến. Thật kinh khủng rằng ngày nay sự áp bức phụ nữ vẫn còn tồn tại trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Phụ nữ ở các nước thế giới thứ ba sống với cuộc sống khó khăn. Họ bị chế ngự bởi đàn ông và bị tước đi quyền cơ bản của con người. Điều này không đúng đối với các nước Muslim một mình, cũng không đúng cho tất cả các nước Muslim. Islam lên án sự áp bức này. Nó là một bất công bi thảm để đổ lỗi các thực hành văn hóa lên tín ngưỡng tôn giáo khi những giáo lý của tôn giáo không kêu gọi hành động như vậy. Những chỉ dạy của Islam nghiêm cấm sự áp bức phụ nữ và nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng đàn ông và phụ nữ được tôn trọng như nhau.
Thật không may, các hành vi áp bức đối với phụ nữ tồn tại ở các phần của thế giới đã nhầm lẫn được kết giao với Islam bởi một số người. Một trong các thực hành này là phong tục ngoại giáo cổ xưa về việc cắt xén bộ phận sinh dục nữ, đôi khi bị nhầm lẫn gọi là cắt bao quy đầu nữ giới, có nguồn gốc và hiện vẫn được thực hành trong các thung lũng sông Nile và các khu vực xung quanh. Nó được thực hiện bởi một số bộ tộc của nhiều tôn giáo khắp nơi ở châu Phi, đặc biệt là ở vùng đông bắc châu Phi. Nhiều phụ nữ ở Châu Phi là nạn nhân của tục lệ cắt xẻo man rợ và khủng khiếp này.
Việc cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ là một việc làm kinh tởm và hoàn toàn bị nghiêm cấm trong Islam. Thật không may mắn là dù Islam đã nghiêm cấm nó, nhưng các bộ tộc vẫn duy trì tục lệ này ngay cả sau khi họ đã chấp thuận Islam, dẫn đến việc một số cho rằng nó là một phần của Islam. Ngày nay, những người này dần dần đạt được sự hiểu biết tốt hơn về Islam và họ từ bỏ tục lệ ngoại giáo tàn ác này. Thí dụ, ở Kenya, một nhóm người không thực hành cắt xén bộ phận sinh dục nữ là những người Muslim.
Tuy nhiên, việc cắt bao quy đầu đối với nam giới, rõ ràng là một thực hành của Islam và thực tế điều này được chỉ dạy bởi các vị Nabi và các vị Thiên Sứ của Thượng Đế, trong đó có Nabi Abraham (Ibrahim) (u). Không nên có sự nhầm lẫn giữa hành vi bị cấm của việc cắt xén bộ phận sinh dục nữ và hành vi khuyến khích nam giới cắt bao quy đầu.
Một thực hành khủng khiếp khác nữa là "giết chết danh dự", khi một người đàn ông giết một thân nhân nữ trong gia đình của ông vì ông cảm thấy nhục nhã và bị làm nhục bởi hành vi của cô. Hành vi này, mặc dù rất hiếm, được thực hiện bởi các nhóm nhất định của người dân trong tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, và những nơi khác. Hành động này hoàn toàn là giết người trong Islam. Nó không cho phép một người giết bất cứ ai trong một số khái niệm về danh dự. Nó không có nghĩa là độc quyền dành cho người Muslim và các quốc gia Islam, và nó vi phạm luật Islam. Phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và tất cả các hình thức cố chấp hoặc sự thành kiến làm phương hại đến người khác đều bị nghiêm cấm trong Islam.
Thật không may mắn, việc cưởng ép hôn nhân được thực hiện trong nhiều xã hội truyền thống. Nó là một việc làm bị nghiêm cấm trong Islam. Một số người cha đã cưởng ép con gái của họ trong hôn nhân vào thời của Nabi Mohammad (ﷺ). Khi phụ nữ than phiền với Nabi (ﷺ) về điều này, Người vô hiệu hóa cuộc hôn nhân đó của họ hoặc cho họ chọn lựa kết thúc hôn nhân ngay cả khi hôn nhân đã được hoàn tất, thiết lập các tiền lệ rõ ràng cho luật Islam liên quan đến sự tự do lựa chọn về hôn nhân và chấm dứt hành vi áp bức này. Điều đáng buồn, việc làm này vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới ngay nay, bao gồm cả một số quốc gia Islam. Mặc dù hành vi này là bất hợp pháp ở hầu hết tất cả các quốc gia, nhiều phụ nữ trong các xã hội truyền thống hoặc là không biết các quyền lợi của họ hoặc là quá sợ để đòi hỏi chúng.
Tất cả những hành vi này đều nghịch lại với luật Islam, và đây là trách nhiệm của tất cả người Muslim phải trừ tiệt chúng trong các xã hội của họ. Đúng vậy, Islam là khoan dung đối với sự đa dạng văn hóa và không tin vào sự bài trừ những cách sống của các dân tộc khác nhau, cũng không buộc người ta phải từ bỏ bản sắc văn hóa của họ khi họ gia nhập Islam. Tuy nhiên, khi các hành vi văn hóa của một dân tộc trái ngược với luật Islam hoặc tước đi quyền lợi con người được Thượng Đế ban cho họ, thì nó không thể chuyển nhượng quyền và sự tự do lựa chọn, nó sẽ trở thành một nghĩa vụ tôn giáo phải từ bỏ những hành vi đó.
Khoa Học & Kỷ Thuật
Một trong những sự nổi bật của Islam là sự hòa hợp hoàn toàn với khoa học. Người Muslim xem sự mẫu thuẫn giữa các thực tế khoa học và tôn giáo là không thể. Tôn giáo đến từ Thượng Đế, Đấng Đầu Tiên và Đấng Cuối Cùng, và vì vậy vũ trụ này chỉ có Ngài duy nhất tạo ra. Nó không thể nào có thứ gì mâu thuẫn với thứ khác.
Người Muslim thừa nhận rằng một sự giải thích thiên nhiên có thể được tìm thấy cho tất cả mọi thứ trong tạo hóa của Thượng Đế - từ sự hình thành của các ngôi sao và thiên hà đến nguồn gốc và sự đa dạng của các dạng khác nhau. Người Muslim sẽ không bao giờ dựa vào những điều thần diệu để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Người Muslim tin rằng các phép lạ là những trường hợp mà Thượng Đế muốn làm trái với quy luật tự nhiên của Ngài cho một lý do cụ thể nào đó, chẳng hạn như để hỗ trợ một trong những vị Nabi của Ngài hoặc để đáp lại một lời cầu nguyện nào đó. Sự giải thích theo tính chất kì diệu hay phi thường không bao giờ được dùng đến để giải thích điều gì đó trong thế giới tự nhiên hoặc để che đậy sự thiếu hiểu biết của con người về một vấn đề khoa học.
Không bao giờ có một sự kiện khoa học hay một lý luận khoa học có giá trị nào có sự mâu thuẫn với những giáo lý của Islam. Bất kể điều gì khoa học khám phá và phát hiện ra, nó chỉ làm tăng thêm kiến thức của chúng ta về sự sáng tạo tuyệt diệu của Thượng Đế. Đây là lý do tại sao Islam tích cực khuyến khích các nỗ lực khoa học và lý do tại sao Qur'an chỉ thị chúng ta nghiên cứu các dấu hiệu của Thượng Đế trong tự nhiên. Trong thực tế, kinh Qur'an có đề cập đến rất nhiều các vấn đề khoa học hết sức kinh ngạc, mà với sự giúp đỡ và hỗ trợ của sự tiến bộ công nghệ hiện đại ngày nay, chúng gần đây mới được hiểu hoàn toàn.
Islam cũng cho phép chúng ta được hưởng đầy đủ những thành quả của sự khéo léo của con người. Chúng ta được khuyến khích phấn đấu làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Islam luôn đón nhận những tiến bộ công nghệ. Công nghệ có thể được dùng để phục vụ những điều tốt hoặc xấu. Bản thân công nghệ chính nó là trung lập. Đó là trách nhiệm của chúng ta sử dụng những kiến thức mà Thượng Đế đã ban phúc cho chúng ta cho sự tiến bộ của nhân loại.
Trong những ngày đầu của Islam, lúc mọi người bám sát đức tin và các giáo lý của nó, đã có một sự nở hoa trong khoa học, văn hóa, thương mại và công nghệ. Các nhà học giả trong thế giới Islam đã nghiên cứu và cải tiến nhiều lĩnh vực toán học, hóa học, vật lý, y dược, thiên văn, kiến trúc, nghệ thuật, văn học, địa lý học, lịch sử, và những lĩnh vực khác. Các nhà khoa học Muslim đã phát minh ra Compa từ tính, dụng cụ đo thiên thể thời xưa, đồng hồ quả lắc, chỉ kể ra đây một vài phát minh điển hình. Nhiều phương pháp phân loại quan trong như đại số, các chữ số Ả Rập (những con số tương tự mà chúng ta dùng ngày nay), và khái niệm về con số 'không' (quan trọng cho sự tiến bộ của khoa học) đã được các học giả Muslim giới thiệu với châu Âu thời trung cổ. Giáo lý Islam mang đến nhận thức khoa học, mà rốt cuộc nó bị đốt cháy và bị đẩy đi bởi sự phục hưng châu Âu. Chỉ sau khi người ta bắt đầu sai lệch từ bản gốc các giáo lý đơn giản của Islam và đức tin, những tiến bộ và thành tựu khoa học của thế giới Muslim mới bắt đầu chấm dứt và rơi vào quên lãng.
Phần Tóm Tắt
Islam is... là một tôn giáo của công bằng, hòa bình, nhân từ và vị tha, một tín ngưỡng mà thường bị hiểu lầm và bị xuyên tạc. Islam có nghĩa là sự quy phục ý chí của Thượng Đế, Đấng Ban Sự An Lành. Islam là cách sống cho bất kỳ ai chọn lựa để chấp nhận rằng không có Đấng nào khác mà chỉ có Thượng Đế duy nhất, và không ai xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có Thượng Đế duy nhất. Trần gian này chỉ là tạm thời và chỉ là một sự thử nghiệm cho nhân loại, sau đó tất cả chúng ta sẽ chết và quay về với Thượng Đế. Cuộc sống ngày sau mới là vĩnh viễn. Thượng Đế, Đấng Hào Quang, vì muốn hướng dẫn cho con cháu của Adam (u), đã gởi đến cho chúng ta các vị Thiên Sứ: Abraham (Ibrahim) (u), Moses (Musa) (u), Giê-su (Ysa) (u), Mohammad (ﷺ), và tất cả các vị Nabi của Islam. Thượng Đế đã chọn Mohammad (ﷺ) làm vị Nabi và Thiên Sứ cuối cùng và Ngài đã tôn vinh Người với một đặc ân là khải thị Qur'an xuống cho Người. Kinh Qur'an là lời cố định trức tiếp từ Thượng Đế, không phải là lời của Mohammad (ﷺ), một người dốt chữ không biết đọc và không biết viết. Thượng Đế đã bảo toàn Qur'an với các giáo lý của nó dành cho tất cả loài người.
Năm hành động nền tảng của thờ phượng cho mỗi người Muslim là:
1. 'Chứng nhận rằng không có thần linh nào ngoài Thượng Đế, và Mohammad là vị Sứ giả của Ngài'.
2. Cầu nguyện năm lần một ngày.
3. Đóng thuế an sinh cho người nghèo hàng năm.
4. Nhịn chay nguyên tháng Ramadan.
5. Thực hiện chuyến hành hương đến Makkah.
Thượng Đế phán rằng không có sự cưỡng bức trong tôn giáo. Nhân quyền và tự do lựa chọn là bất khả xâm phạm. Trong Islam, phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng. Phụ nữ đều bình đẳng và được tôn vinh bởi đàn ông.
Thượng Đế phán bảo trong Qur'an rằng Ngài đã hoàn tất Islam như là một tôn giáo cho toàn nhân loại, và Ngài đã trọn vẹn ân huệ của Ngài cho chúng ta. Thượng Đế đã chuẩn bị cho chúng ta ánh sáng của Islam như một hướng dẫn cho nhân loại trở về với Ngài.
Lời Ghi Chú Của Soạn Giả
Chúng ta được các nhà khoa học mách bảo rằng không gian chứa trên 120 tỷ thiên hà. Chúng ta biết rằng mỗi một người trong chúng ta được tạo ra bởi Thượng Đế, Đấng rất mực Vĩ Đại, từ một tế bảo đơn lẻ. Khi tôi nghĩ về điều này, tôi không thể không nhận ra được sự hèn mọn và vô nghĩa tột cùng của mình trong ánh sáng vinh quang tuyệt diệu của Thượng Đế. Sa-tăng đã thề sẽ đánh lừa nhân loại, sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu lầm, thù oán, căm ghét, và chiến tranh. Về phần tôi trong việc chống Sa-tăng, động cơ của tôi là làm vui lòng Thượng Đế của tôi bằng cách thúc đẩy hòa bình thông qua sự hiểu biết.
Cuộc đời là ngằn ngủi và quý báu; thật là điều bi kịch khi để lãng phí nó bằng cách chồng chất lợi ích vật chất tạm thời trong khi lại bỏ qua các mục đích thực sự của tạo hóa là thờ phượng Thượng Đế duy nhất. Nhiều người đã dành cuộc sống quí báu của mình cho việc tích lũy nhiều của cải vật chất nhất thời. Thông qua Islam, Thượng Đế mời gọi chúng ta hướng tới cái vĩnh viễn và trường tồn. Vào Ngày Phán Xét, chúng ta sẽ bị đưa ra thanh toán bởi những gì chúng ta đã biết và chúng ta đã áp dụng nó thế nào. Chúng ta sẽ bị tra hỏi về việc thờ phượng của chúng ta. Bây giờ là thời gian cho chúng ta chuẩn bị cho câu trả lời.
Cuốn sách này được dựa trên những bài thuyết giảng mà tôi đã thuyết trình trong hai mươi năm qua. Nó sẽ không thể nào có được nếu như không có lòng thương xót của Thượng Đế và sự giúp đỡ và hỗ trợ của các anh chị em của tôi. Tôi cảm ơn các độc giả của tôi đã nhín thời giờ và quan tâm tìm hiểu Islam, tôn giáo chiếm một phần năm dân số thế giới. Chúng tôi cũng xin đón nhận và hoan nghênh các câu hỏi của các bạn cũng như các ý kiến phản hồi. Tôi kính mời các bạn chia sẻ bất kỳ hay tất cả tài liệu này. Tôi chỉ yêu cầu các bạn không trích dẫn thông tin này ra ngoài ngữ cảnh của nó.
Xin thông cảm và bỏ qua cho tôi nếu như trong cuốn sách này tôi đã vô tình xúc phạm đến ai đó. Vì cảm xúc mạnh mẽ của tôi dành cho Islam, tôi đã bày tỏ tín ngưỡng của tôi một cách mạnh mẽ. Tôi rất xem trọng sự lựa chọn cá nhân và tôn trọng sự khác biệt. Hiểu và công bằng là cách để hòa bình, và bởi vì Islam thường được nhìn nhận ở phương Tây như là một tôn giáo cuồng tín hẹp hòi luôn chuyển đổi thế giới bằng vũ lực, tôi cảm thấy nó quan trọng để tôi truyền đạt đức tin của tôi bằng ngôn ngữ rõ ràng và không mập mờ để chống lại sự nhận thức sai lầm.
Cầu xin Thượng Đế ban phúc cho tất cả chúng ta với sự chỉ dẫn. Bất kỳ điều tốt nào đến từ việc làm này của tôi là do bởi lòng nhân từ của Thượng Đế, và nếu như tôi có nói bất cứ điều gì vô bổ thì đó là điều thiếu sót của tôi. Thượng Đế, Đấng Cao Thượng và Đấng Yêu Thương, là hoàn hảo.
"Ôi, Đấng Hằng Nghe, xin hãy bảo vệ chúng tôi khỏi những điều xấu và hướng dẫn chúng tôi đến với điều lẽ phải."
Cầu xin an lành cho những ai đi theo sự hướng dẫn chân lý,
Tác giả
Pete Seda.
Dịch thuật
Abu Zaytune Usman Ibrahim
([1]) Ký hiệu (ﷺ) có nghĩa là 'Cầu xin bằng an cho Người'. Nó là một nghi thức truyền thống của Islam để cầu xin sự bằng an cho tất cả các vị Nabi cũng như các vị Thiên sứ của Thượng Đế. Tôn trọng những Đại diện của Thượng là tôn trọng Thượng Đế.
([2]) Những từ in đậm là hoàn toàn nguyên văn được chỉ ra từ một câu trong kinh Qur'an hoặc là một trong các đại danh và các thuộc tính của Thượng Đế.
([3]) Một vài người Muslim không thoải mái khi gọi Islam là một "tôn giáo", cũng như Islam không phải là tín ngưỡng mang tính cơ chế từ thiện. Trong tiếng Ả rập, Islam được ám chỉ như là một Deen, "Một lối sống". Điều này cũng tương tự như những người Cơ đốc giáo những thời kỳ đầu cũng gọi tín ngưỡng của họ "The Way" (Đường lối).
([4]) "Tự ý" trong ngữ cảnh này có nghĩa rộng hơn "không bị ép buộc". Nó có nghĩa là sự phục tùng Thượng Đế không có lý do và vô điều kiện bằng sự toàn tâm toàn ý.
([5]) Các kinh phúc âm khác nhau trong kinh thánh ngày nay được ghi chép sau thời của Giê-su tức Ysa (u) bởi những tác giả khác. Kinh Injeel được nói trong Qur'an chỉ đề cập rằng các sự mặc khải đến thông qua Giê-su (u), con trai của Mar-yam (Mary).
([6]) Các vị Nabi được nói đến trong kinh Qur'an là: Adam, Enoch (Idris), Noah, Hud, Salih, Abraham (Ibrahim), Lot, Ismael, Isaac, Jacob, Joseph (Yusuf), Shu'ayb, Job (Ayyoob), Moses (Musa), Aaron (Imron), Ezekiel (Zul Kifl), David (Dawood), Solomon (Sulayman), Elias, Elisha, Jonah (Yunus), Zachariya, John 'Vị làm lễ rửa tội', Jesus (Ysa) và Mohammad (Cầu xin băng an cho tất cả họ)
([7])
﴿شَرَعَ لَكُمْ مِنَ الدِّينِ مَا وَصَّى بِهِ نُوحًا وَالَّذِي أَوْحَيْنَا إِلَيْكَ وَمَا وَصَّيْنَا بِهِ إِبْرَاهِيمَ وَمُوسَى وَعِيسَى أَنْ أَقِيمُوا الدِّينَ وَلَا تَتَفَرَّقُوا فِيهِ كَبُرَ عَلَى الْمُشْرِكِينَ مَا تَدْعُوهُمْ إِلَيْهِ اللَّهُ يَجْتَبِي إِلَيْهِ مَنْ يَشَاءُ وَيَهْدِي إِلَيْهِ مَنْ يُنِيبُ﴾ الشورى: ١٣
{Thượng Đế đã mặc khải xuống cho Mohammad (ﷺ), "Ngài đã qui định cho các ngươi tôn giáo (Islam) mà Ngài đã truyền xuống cho Noah, và là cái (tôn giáo) mà TA đã mặc khải cho Ngươi và cũng là cái mà TA đã truyền cho Ibrahim (Abraham), Musa (Moses), và Ysa (Giê-su): Hãy thành lập tôn giáo và chớ phân chia trong đó. Đối với những người thờ đa thần, điều mà Ngươi mời họ chấp nhận thật là điều khó khăn. Thượng Đế chọn cho Ngài người nào Ngài muốn và hướng dẫn về với Ngài người nào hằng quay về sám hối.} Al-Shuro: 13 (chương 42).
([8]) Một số người Muslim đã tham khảo một số câu Kinh Thánh sau đây đã báo trước về sứ mệnh Nabi của Mohammad (ﷺ): [Deut. 18:15, 18:18; John 1:19 – 21, 14:16, 14:17, 15:26, 16:7 – 8, 16:12 – 13]
([9]) Sự phủ nhận này có nghĩa rằng không có một thứ gì đáng được thờ phượng ngoại trừ chỉ có Thượng Đế Allah, không có một thứ gì có thiên tính trừ Thượng Đế duy nhất, không ai có thể chia sẻ những thuộc tính của Thượng Đế, và không ai có thể là đấng tạo hóa hay đấng phù hộ cho tạo vật ngoại trừ Thượng Đế duy nhất, Đấng không có kẻ ngang hàng hay đối tác.
([10]) Có người hỏi, "Nếu Islam dạy rằng Tất cả các vị Nabi và các vị Thiên Sứ là như nhau, thì tại sao lời chứng nhận đức tin chỉ khẳng định sứ mệnh Nabi của Mohammad mà không nhắc tới những vị Nabi khác?" Nó phải được hiểu rằng bất cứ ai khẳng định sứ mạng Nabi của Mohammad là thừa nhận tất cả các vị Nabi cũng như các vị Thiên Sứ của Thượng Đế, những vị đã đến trước Người. Thí dụ, nếu một người chứng nhận, "Không có thần linh đích thực nào mà chỉ có Thượng Đế Allah duy nhất, và Moses (Musa) (u) là vị Thiên Sứ của Thượng Đế," điều này không đòi hỏi phải có sự chấp nhận của một người về các vị Nabi và các vị Thiên Sứ tiếp theo sau Moses (u), như Jesus (Ysa) (u) hoặc Mohammad (ﷺ).
([11]) Islam đòi hỏi sự trinh khiết và nghiêm cấm bất kỳ mối quan hệ tình dục trược hôn nhân.
([12]) Nó được dạy trong Islam rằng 'tinh thần của Thượng Đế' là đại thiên thần Gabriel (Jibril), vị không bao giờ được thờ. (Đức tin vào "bộ ba" rõ ràng trái ngược với giáo lý của đức tin Islam – giáo lý độc thần).
([13]) Xem Joseph van Ess, "Mohammad và Kinh Qur'an: Sự tiên tri và sự mặc khải" trong Thiên Chúa Giáo và các tôn giáo trên thế giới: Con đường đối thoái với Islam, Ấn độ giáo, và Phật giáo, của ông Hans Kung (Garden City, NY: Doubleday &Co., 1986); và Michael Sells, Sự tiếp cận Qur'an: Những sự mặc khải ban đầu (Ashland, OR: Báo White Cloud, 1999).
([14]) Kinh Qur'an gồm có cả thảy 114 chương và là một quyển duy nhất, không giống như các phiên bản hiện hành khác nhau của Kinh Thánh. Những người Kitô Tin Lành điểm được 66 quyển trong phiên bản của họ còn số tín hữu Công Giáo La Mã thì tính là 72 quyển. Thật ra số sách con nhiều hơn thế nữa trong các phiên bản khác.
([15]) Islam dạy rằng đối với một hành động thờ phượng được chấp nhận bởi Thượng Đế nó phải hội đủ hai điều kiện thiết yếu: Đầu tiên và trước hơn hết là sự thành tâm làm đẹp lòng Thượng Đế, và thứ hai là phải thực hiện theo đúng Sunnah (đường lối) của Nabi Mohhammad (ﷺ).
([16]) Loài Jinn (ma quỷ) được tạo ra trước Adam; chúng cũng được ban cho ý chí tự do. Những con Jinn nào không bất tuân lệnh Thượng Đế là yêu ma. Chúng sống ở đây cùng với chúng ta, trong một số cách thức chúng có thể nhìn thấy chúng ta nhưng chúng ta không thể nhìn thấy chúng, trừ khi chúng muốn xuất hiện bản thân chúng. Ma thuật, bị cấm trong Islam cũng được thực hiện thông qua chúng.
([17]) Đó là tại thành phố cổ xưa của Nicêa (được đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay khoảng 700 dặm hoặc 1.120 km hướng bắc tây bắc của Jerusalem gần thủ đô La Mã đông) mà Hội đồng đầu tiên của Nicêa triệu tập, 325 năm sau ngày sinh của Giêsu (Ysa) (u). Chính tại hồi đồng này, Giê-su (Ysa) (u) được tuyên bố bởi đa số thành viên trong Hội Đồng như là Thiên Chúa chứ không phải là vị Nabi hay vị Thiên Sứ. Khái niệm về Chúa ba ngôi được thiết lập bởi sự tuyên bố rằng Giê-su (Ysa) (u) là sự tương đồng và ngang bằng với Thượng Đế. Điều này nằm trong sự đối nghịch với giáo lý độc thần của Abraham (Ibrahim), cái giáo lý mà Giê-su (Ysa) (u) đã kêu gọi mọi người đến với nó và đã khẳng định.
([18]) Mặc dù những người Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo có thể xâm phạm một số giáo lý độc thần của đức tin nguyên gốc của Abraham, Islam vẫn coi họ như 'Những người của Kinh Sách'. Họ được gọi theo cách này vì họ đã nhận được những bộ luật và các thánh thư được mặc khải từ Thượng Đế và họ đã thực sự thừa nhận một số vị Nabi của Ngài.
([19]) Việc tính cước bất kỳ số tiền cho vay, hoặc cho vay nặng lãi đều bị cấm trong Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Islam. Tuy nhiên, những người Thiên Chúa giáo ở châu Âu từ thời trung cổ đã dần dần thay đổi điều cấm này. Ngày nay, ngay cả những quốc gia Islam đã cho phép điều này vi phạm thô bạo giáo luật của Thượng Đế.
([20]) Thật không may mắn, một đất nước Islam không nhất thiết có nghĩa là chính phủ của một quốc gia hoặc những người đang theo luật Islam (Shari'a).